Ông Thọ: Trong bộ tượng Phúc Lộc Thọ. Ông thọ đứng cuối cùng. Ông thọ là hình tượng ông tiên già, râu tóc bạc trắng, trán rất cao tay chống gậy có buộc quả hồ lô chứa tiên đơn, tiểu đồng cầm trái đào tiên. Ông Thọ sẽ phù hộ cho gia chủ luôn có sức khỏe và sự trường thọ để hưởng phúc. Nhiều người thắc mắc tại sao tượng ông Thọ thấp hơn 2 bức tượng còn lại và cho rằng đó là lỗi trong khi đục tượng nhưng sự thực không phải vậy. Ông thọ là hình ảnh cụ già chống gậy và người lúc nào cũng hơi khom lưng về phía nên tượng ông phải thấp hơn mới hợp lý.
3. Những vị trí đặt tượng Phúc Lộc Thọ giúp gia chủ hái tài lộc
– Quầy thu ngân: Tiền tài luôn dư dả
– Trên nóc bàn thờ ông địa: Thuận tiện việc thờ các ngài
– Phòng làm việc: Luôn cảm thấy phấn chấn tinh thần
– Phòng khách: Khách tới luôn cảm thấy thiện chí, vui vẻ
4. Những lưu ý không thể bỏ qua khi thỉnh tượng Phúc Lộc Thọ:
– Không nên trưng 1 hoặc 2 bức trong bộ tam đa. Khi trưng bày gia chủ nên trưng cả bộ 3 bức. Trường hợp nếu có 1 bức tượng bị hỏng thì cần làm lại bức mới chứ tuyệt đối không nên để trưng 2 bức hoặc chỉ 1 bức vì nó tượng trưng cho hạnh phúc không trọn vẹn.
– Không để tượng ở vị trí quá thấp, vị trí tối thiểu mà các chuyên gia phong thuỷ thống nhất là mặt của tượng phải ngang tầm ngực trở lên.
– Không để tượng nhìn thẳng ra cửa chính sẽ làm thất thoát tài lộc. Khác với tượng chấn trạch, thường để nhìn thẳng ra cửa chính thì tượng dùng để chiêu tài thường tránh nhìn thẳng ra cửa chính. Tượng chấn trạch như: Quan Công, Tượng hổ… Tượng chiêu tài: Phúc Lộc Thọ, Tỳ hưu, Thiềm thừ…
– Nếu trưng tượng mà không muốn thờ cúng thì nên dùng bút lông gạch hình chữ thập (+) dưới đế của tượng. Khi không thờ tượng nữa thì nên mang lên chùa gửi tuyệt đối không đốt, vứt vào nơi ô uế.
CÓ THỜ, CÓ THIÊNG, CÓ KIÊNG, CÓ LÀNH!
Chúc quý vị luôn luôn có trọn vẹn 3 điều hạnh phúc nhất của đời người Phúc Lộc Thọ!