Ý nghĩa Tượng Phật Di Lạc Ngồi Gốc Đào
Tượng phật phong thủy là một trong những vật thuộc về tín ngưỡng tâm linh được nhiều người theo đuổi và coi trọng. Một trong số đó không thể không kể đến các dòng tượng Di Lặc vốn phổ biến rộng rãi trong các gia đình Việt. Phật Di Lặc chính là một trong những vị Phật gắn liền với những điều tốt lành được người dân sùng kính và coi trọng. Với đôi mắt hiền từ luôn ánh lên sự vui vẻ cùng thân hình béo khỏe và một túi vàng cầm trên tay.
Tượng Di Lặc được coi là vật tượng trưng cho sức khỏe, tiền bạc và hạnh phúc viên mãn. Vì vậy trưng bày tượng phật Di lặc trong nhà sẽ giúp thu hút tài lộc và vượng khí. Hiện nay, chúng ta sẽ bắt gặp nhiều kiểu dáng khác nhau của tượng Phật Di Lặc nhưng gần gũi nhất có lẽ là Tượng Phật Di Lặc ngồi gốc đào. Bởi lẽ, đây là một hình tượng chứa đựng nhiều ý nghĩa vô cùng độc đáo và thú vị. Khác với dáng vẻ uyển chuyển khi đứng, dòng Di Lặc này lại mang vẻ an nhàn, thảnh thơi và vui vẻ. Dưới gốc đào sum suê, sai trĩu quả, ông Di Lặc cười thật tươi hạnh phúc, tạo nên sự bình yên, viên mãn, vui vẻ đến khó tả. Điều này giúp gia chủ tránh khỏi các quỷ dữ, đồng thời thu hút và là nơi ngự trị, cư trú của các dòng vượng khí. Và có bao giờ, bạn thắc mắc rằng nguồn gốc của cây đào và vì sao lại lựa chọn cây đào gắn với tượng Phật Di Lặc hay không?
Ý nghĩa – lịch sử và sự tích của cây Đào
Theo truyền thuyết, Tây Vương Mẫu cư ngụ trong dãy núi Côn Lôn thần thoại. Nơi ở của bà được gọi là Bể Ngọc với vườn cây ăn quả có đến 3600 cây đào tiên. Những trái đào trong vườn cây ăn trái của Tây Vương Mẫu chỉ chín mỗi 3000, 6000 hay 9000 năm. Khi đó, Tây Vương Mẫu sẽ tổ chức một bữa tiệc để mừng dịp này. Các vị thần, bao gồm các vị Bát Tiên nổi tiếng, sẽ được mời dự bữa tiệc này. Theo quan niệm của người Trung Quốc, bất cứ ai ăn đào tiên sẽ không chỉ bất tử, mà còn kéo dài tuổi trẻ vĩnh viễn. Xưa người ta quan niệm ăn được 1 quả đào tiên vào miệng thì sẽ được Thọ ngang trời đất. Chính vì thế, Quả đào còn được gọi là đào Trường Thọ. Thêm vào đó, cây đào được coi là loại cây đặc biệt tốt lành. Là nơi được các vị tiên nhân lựa chọn làm nơi ở. Người ta vẫn nói rừng đào, nguồn suối là nơi ở của tiên. Chúng ta vẫn quen gọi nơi “đào nguyên” tức đầu nguồn con suối có rừng đào là nơi thiêng liêng của các vị thần tiên trú ngụ. Cây đào sum suê, trĩu quả lại là biểu trưng cho sự ấm no, đủ đầy mang ý nghĩa sâu sắc về sự thăng tiến. Có lẽ vì thế, cây đào được lựa chọn đặt cạnh hình tượng Phật Di Lặc từ xa xưa cho đến tận ngày nay.
Tượng Phật Di Lặc kết hợp với cây Đào có ý nghĩa gì?
Như đã trình bày ở trên, cây đào được coi là biểu trưng cho sự trường thọ, cho sự tốt lành, đủ đầy. Phật Di Lặc lại thường gắn liền với hình ảnh tươi cười, hiền hòa, hoan hỉ, dáng bệ vệ, bụng căng, bóng, ngực phanh, thân hình thấp tròn đầy. Với hình ảnh này, Phật Di Lặc vốn được coi là biểu trưng của sự no ấm, đủ đầy và một cuộc sống tươi vui.
Do vậy, kết hợp hai hình tượng với nhau tạo nên sự tổng hòa cho sự ấm no, vui vẻ, trường thọ, may mắn…Đồng thời, Tượng Phật Di Lặc ngồi dưới gốc đào cũng giúp xua đuổi tà ma, thu hút vượng khí. Đây là điều mà bất cứ ai cũng mong muốn. Tượng Phật Di Lặc ngồi dưới gốc cây đào vì thế mà càng được yêu thích trong dân gian. Đặc biệt đối với người Việt Nam, đây là một hình tượng ý nghĩa. Rất nhiều gia đình chọn đặt tượng Phật Di Lặc ngồi dưới gốc đào tại nhà mong mọi điều như ý, nguyện cầu bình yên, may mắn được linh nghiệm.