Nguồn gốc Đức Phật Di Lặc
Theo truyền thuyết thì Phật Di Lặc được xem là vị phật thứ 5 trong Hiền kiếp để nối ngôi Phật Thích Ca Mâu Ni (4 vị trước là : Đức Cấu Lưu Tôn, Đức Câu Na Hàm , Đức Ca Diếp, Đức Thích Ca Mâu Ni). Di Lặc cũng là vị Bồ tát cuối cùng xuất hiện trên Trái Đất đã đạt được giác ngộ hoàn toàn, chứng ngộ thành Phật, giảng dạy Phật Pháp và giáo hóa chúng sinh.
Trong Phật Giáo Tây Tạng thì Tượng gỗ Phật Di Lặc được thờ cúng rất rộng rãi . Qua những bức tranh và tượng thì hình ảnh của ngài thường được miêu tả với tư thế ngồi trên ngai vàng hai chân bắt chéo hoặc đặt xuống sàn, mang ý nghĩa người sẵn sàng đứng dậy đi giáo hóa chúng sinh, và người cũng được mô tả như một vị hoàng tử Ấn Độ.
Trong Phật Giáo Trung Hoa thì xem Bố Đại Hòa Thượng chính là hóa thân chuyển thế của Đức Di Lặc. Tương truyền, nhà sư có tướng người mập mạp, trán hẹp, bụng lớn, nói năng vô định, thích ngủ ở đâu thì ngủ, và người thường cầm trên tay một cây gậy, mang theo một túi vải để đựng những đồ vật người ta cho. Ông còn được khâm phục vì có tài tiên tri rất chính xác về thời tiết nắng mưa. Với dáng vẻ mập mạp, hiền hòa, tự tại, miệng luôn tươi cười, ngài đi đến đâu ở đó không còn giận, buồn phiền, áp lực hay căng thẳng. Biến tất cả thành sự vui vẻ, hạnh phúc.
Trong văn hóa việt ngày nay Tượng gỗ Phật Di Lặc được thờ cúng rộng rãi trong Chùa, Miếu, Đình và ở các gia đình , nhà hàng, khách sạn , nhà riêng… Nụ cười của ngài chính là biểu tượng tuyệt đối của hạnh phúc Người ta còn tin rằng nụ cười nội tâm của Di Lặc mạnh và có sức lan truyền tới mức nó luôn tỏa sáng trên khuôn mặt hiền từ và Phật tới đâu, ở đó sẽ có hạnh phúc. Chỉ cần nhìn ngắm khuôn mặt Phật thì người buồn phiền cũng có thể giảm căng thẳng, phiền muộn và cảm thấy vui lên. Xoa bụng Phật cũng được cho là sẽ mang lại nhiều may mắn và sự tốt lành.
Ý nghĩa các biểu tượng bên cạnh bức Tượng Phật Di Lặc
+ Tượng phật Di Lặc vác cành Đào, ngồi gốc cây đào: Quả Đào tiên, còn được biết đến với cái tên “Trái trường sinh” là một biểu tượng vô cùng ý nghĩa trong phong thủy. Cây đào xum xuê quả, đầy lộc non là lời cầu mong sức khỏe, an lành đến mọi thành viên trong gia đình. Phần thân cành có tác dụng xua đuổi tà ma, hóa giải sát khí. Tượng Phật Di Lặc bằng gỗ ngồi dưới gốc cây đào là một trong những biểu tượng đỉnh cao nhất, thể hiện những niềm mong ước viên mãn nhất của con người đó là Phúc, Lộc, Thọ. Về mặt sự nghiệp cây đào tượng trưng cho sự thăng tiến.
Di Lặc là vị bồ tát duy nhất được tất các tông phái Phật Giáo, từ Tiểu Thừa, Đại Thừa và Mật Tông ở Việt Nam tôn thờ. Ngài là tượng trưng của niềm vui, hoan hỉ, sự giàu có, sung túc, và từ bi hỷ xả, công đức vô lượng.
+ Với nhiều hóa thân khác nhau được thờ cúng, tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay chủ yếu thờ hóa thân của Hòa thượng Bố Đại. Tạc tượng gỗ Phật Di lặc thường có thân hình mập mạp, bụng bự như chứa cả thế gian, và một tư thế ngồi vô tư thoải mái, là biểu tượng cho sự an nhiên an lạc, tự tại, hoan hỷ. Trang phục của Ngài thường rộng thùng thình, không cài nút để hở cả bụng lẫn ngực, thể hiện đạo của Người đi vào thế gian này 1 cách an nhiên, tự tại.
+ Tượng Phật Di Lặc bằng gỗ mập mạp béo tốt bụng bự tượng trưng cho sự sung túc, giàu có, ăn nên làm ra. Bên cạnh đó, Ngài đeo theo một cái túi thật lớn như chứa cả càn khôn vũ trụ, đầy một trời công đức, tượng trưng cho phúc đức đầy nhà, lộc trời sung mãn. Với những đứa trẻ em kháu khỉnh, nghịch ngợm vui tươi vây quanh Ngài như một hình ảnh tuyệt vời đầu xuân chúc phúc cho mọi nhà. Về mặt nhân gian mà nói là đây là biểu tướng cho phúc lộc lắm con nhiều cháu, hạnh phúc sung mãn.
+ Về mặt tâm linh, chúng ta thấy Ngài Di Lặc là biểu trưng cho sự hoan hỷ. Tên ngài còn có nghĩa là Từ, hay “Từ Bi” là tình thương không giới hạn, là tâm rộng lượng bao dung, là không làm tổn hại một loài nào, một chúng sinh nào, là người đem lại niềm vui, không sợ hãi đau thươn. Do vậy, chúng sinh có lòng cảm mến, và dễ gần gũi Ngài. Trong Tứ vô lượng tâm, “từ, bi, hỷ, xả”, từ đứng đầu trong bốn tâm cao thượng nhiệm mầu của đạo Phật.