Thông tin quy hoạch Đô thị tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2030

Đội ngũ https://rongdat.netcập nhật mới nhất về Thông tin quy hoạch Đô thị tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2030. Hi vọng nhà đầu tư có thể tra cứu được những thông tin hữu ích, từ đó có thể tìm được cơ hội đầu tư bất động sản, đánh đâu thắng đó.

Quy hoạch đô thị tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 gồm nâng cấp các đô thị hiện hữu và phát triển các đô thị mới.

Mục lục bài viết

1. Định hướng phát triển đô thị tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
2. Phân bổ không gian đô thị
3. Thông tin quy hoạch đô thị tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
4. Định hướng phát triển đô thị
1. Định hướng phát triển đô thị tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Đảm bảo quỹ đất phát triển đô thị và điểm dân cư nông thôn. Dựa trên các nội dung ưu tiên phát triển mạng lưới đô thị, cần thiết rà soát, cập nhật và điều chỉnh các quy hoạch ngành (quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chung xây dựng,…), xác định các vùng ranh giới kiểm soát phát triển đô thị, đảm bảo quỹ đất xây dựng đô thị trong tương lai.

Tập trung đầu tư khung hạ tầng đô thị, nhất là hạ tầng kết nối với vùng kinh tế trọng điểm Phía Nam và kết nối quốc tế. Phát triển đa dạng hệ thống giao thông kết nối đô thị hiện đại, phát triển hệ thống giao thông với 3 tầng: giao thông mặt đất, giao thông ngầm và giao thông trên cao. Quy hoạch hệ thống Metro để kết nối các đô thị, cụm đô thị, trung tâm đô thị trên toàn địa bàn tỉnh theo chuỗi đô thị.

Xây dựng một số khu đô thị tái định cư với quy mô đủ lớn, đáp ứng nhu cầu tổng thể tái định cư cho từng đô thị, với hệ thống hạ tầng đồng bộ: Giao thông, cấp nước, thoát nước, cấp điện, viễn thông, y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao, công viên, trung tâm thương mại… bảo đảm phục vụ tái định cư với tiêu chuẩn cao, được đại đa số các hộ dân phải tái định cư chấp thuận, ủng hộ.

Kết hợp hài hòa giữa bảo tồn, cải tạo, xây dựng hệ thống đô thị với phát triển nông thôn mới; giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống. Sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, áp dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật, công nghệ; ứng phó thích nghi với biến đổi khí hậu và phát triển theo hướng sinh thái.

Triển khai thực hiện dự án xây dựng hệ thống thông tin địa lý (GIS) phục vụ quản lý phát triển đô thị.

Ban hành quy chế quản lý quy hoạch kiến trúc đô thị, quản lý phát triển đô thị chặt chẽ theo quy chế, chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng.

lo trinh phat trien do thi brvt

2. Phân bổ không gian đô thị
Đến năm 2030, toàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có 08 đơn vị hành chính với 14 đô thị trong đó:

03 thành phố trực thuộc tỉnh (TP. Vũng Tàu – đô thị loại I và TP. Bà Rịa – đô thị loại II, thành phố Phú Mỹ – đô thị loại II),
01 đô thị loại III (thị xã Long Điền – bao gồm cả Long Hải và các khu vực phát triển đô thị trên địa bàn);
01 đô thị loại IV (đô thị Ngãi Giao – huyện Châu Đức),
09 đô thị loại V gồm: Đô thị Kim Long – huyện Châu Đức; Đô thị Phước Bửu, Hòa Bình, Bình Châu, Hồ Tràm – huyện Xuyên Mộc; Đô thị Đất Đỏ, Phước Hải, Lộc An – huyện Đất Đỏ; 01 đô thị sinh thái biển đảo – Côn Đảo.
Các đô thị lớn của tỉnh như: Vũng Tàu, Bà Rịa, Phú Mỹ, Long Điền tập trung ở khu vực phiá Tây và liên kết mật thiết các đô thị trung tâm vùng TP. Hồ Chí Minh và có xu hướng tạo thành các cụm liên đô thị. Các đô thị phát triển dựa trên lợi thế về kinh tế dịch vụ hậu cần cảng, công nghiệp và du lịch. Các đô thị liên kết với nhau thông qua mạng lưới giao thông liên tỉnh và liên huyện.

Các vùng đô thị đô thị hóa:

Tiểu vùng 1, phát triển kinh tế – đô thị: nằm ở phía Tây, là vùng đô thị, công nghiệp – dịch vụ và hội nhập với đô thị lõi vùng Thành phố Hồ Chí Minh được tác động trực tiếp bởi 2 khu vực cửa ngõ quốc tế gồm cụm kinh tế sân bay Long Thành và cảng Cái Mép Thị Vải.

Phát triển kết nối các đô thị thành một khu vực phát triển thống nhất, cả về không gian kinh tế, hệ thống kết cấu hạ tầng kết nối, hạ tầng đô thị, hướng tới trở thành trung tâm kinh tế của vùng Đông Nam Bộ và Quốc gia, bao gồm chuỗi đô thị: TP. Vũng Tàu, TP. Bà Rịa, TX. Phú Mỹ, huyện Long Điền và một phần huyện Châu Đức.

Tiểu vùng 2, sinh thái – nông thôn: nằm ở phía Đông, là vùng sinh thái, nông nghiệp, du lịch biển. Đóng vai trò cân bằng sinh thái của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Là vùng phát triển dịch vụ – du lịch chủ yêu tập trung tại hành lang ven biển phía Đông.

Bao gồm Phước Hải, Hồ Tràm; Là vùng ưu tiên phát triển nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp công nghệ cao. Hoạt động sản xuất công nghiệp trong vùng nông nghiệp chỉ phát triển những ngành nghề nhằm mục tiêu phục vụ, hỗ trợ sản xuất nông nghiệp.

Tiểu vùng 3, vùng biển đảo: bao gồm Côn Đảo và vùng biển thuộc tỉnh quản lý. Là vùng khai thác lợi thế biển, phát triển các hoạt động kinh tế biển để kết nối với các hoạt động kinh tế ven bờ; là vùng bảo tồn và phát huy giá trị lịch sử cách mạng quốc gia loại đặc biệt.

Các hành lang đô thị hóa:

Hệ thống đô thị gắn với hành lang kinh tế ven biển phía Tây (hành lang phát triển công nghiệp, dịch vụ cảng biển)

Hệ thống đô thị gắn với hành lang hỗ trợ phát triển (công nghiệp – dịch vụ). Hành lang công nghiệp, dịch vụ hỗ trợ tổ chức trên tuyến QL56 kết nối cảng Thị Vải – Cái Mép với Hàng lang kinh tế quốc gia (Bắc – Nam).

Hệ thống đô thị gắn với hành lang kinh tế ven biển phía Nam (hành lang phát triển đô thị – dịch vụ – du lịch). Hành lang đô thị hóa bảo tồn sinh thái – du lịch biển tổ chức trên tuyến QL55 và đường ven biển. Hình thành 3 cụm đô thị du lịch:

Cụm 1: Vũng tàu – Long Hải ưu tiên phát triển trung tâm du lịch đại chúng, nghỉ dưỡng, hội thảo, giải trí.

Cụm 2: Phước Hải – Lộc An phát triển du lịch ẩm thực, du lịch gắn với vùng nông nghiệp, sinh thái.

Cụm 3: Hồ Tràm – Bình Châu phát triển du lịch cộng đồng, trải nghiệm hệ sinh thái Bình Châu – Phước Bửu – Hồ Tràm.

3. Thông tin quy hoạch đô thị tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
Có 3 thành phố gồm:

  • Thành phố Bà Rịa – đô thị loại II (đô thị tỉnh lỵ)
  • Thành phố Vũng Tàu – đô thị loại I
  • Thành phố Phú Mỹ – đô thị loại II

Có 1 thị xã Long Điền (gộp đô thị Long Điền và Long Hải) – đô thị loại III

Có 10 đô thị gồm :

  • Đô thị Ngãi Giao (huyện Châu Đức ) – đô thị loại IV (đô thị Huyện lỵ)
  • Đô thị Kim Long (huyện Châu Đức) – đô thị loại V
  • Đô thị Phước Bửu (huyện Xuyên Mộc) – đô thị loại V (đô thị Huyện lỵ)
  • Đô thị Bình Châu (huyện Xuyên Mộc) – đô thị loại V
  • Đô thị Hòa Bình (huyện Xuyên Mộc) – đô thị loại V
  • Đô thị Hồ Tràm (huyện Xuyên Mộc) – đô thị loại V
  • Đô thị Đất Đỏ (huyện Đất Đỏ) – đô thị loai V (đô thị Huyện lỵ)
  • Đô thị Phước Hải (huyện Đất Đỏ) – đô thị loại V
  • Đô thị Lộc An (huyện Đất Đỏ) – đô thị loại V
  • Đô thị Côn Đảo – đô thị sinh thái biển đảo.
  • 4. Định hướng phát triển đô thị
    4.1. Đô thị Vũng Tàu

Vị trí: Phạm vi lập quy hoạch gồm toàn bộ địa giới hành chính của TP. Vũng Tàu.
Quy mô: Tổng diện tích đất tự nhiên là 15.090 ha.
Tính chất: Là trung tâm kinh tế, văn hóa, dịch vụ du lịch và đầu mối giao lưu quan trọng của vùng Đông Nam Bộ, vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam, vùng tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Là trung tâm năng lượng và du lịch Quốc gia.
Định hướng: TP. Vũng Tàu phát triển theo mô hình tuyến dọc hướng Đông Bắc – Tây Nam và 02 trung tâm tại Gò Găng và Long Sơn, với các chức năng chính gồm: Công nghiệp – Đô thị – Du lịch. Hệ thống mặt nước, hồ cảnh quan điều hòa như Á Châu, Bàu Sen, Bàu Trũng, Rạch Bà, Cửa Lấp; các lưu vực sông Cỏ May, sông Dinh, sông Cửa Lấp, sông Ba Cội,… hệ sinh thái rừng ngập mặn và cảnh quan Núi Lớn, Núi Nhỏ, Núi Nứa là bộ khung tự nhiên của đô thị.
4.2. Thành phố Bà Rịa

Vị trí: cách thành phố Hồ Chí Minh 90 km về hướng Đông Bắc, cách TP. Vũng Tàu 25 km về hướng Nam. Là đầu mối giao thông đường bộ quan trọng của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, có vai trò kết nối các đô thị trong hệ thống đô thị hành lang QL51 của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam như thành phố Biên Hòa – Nhơn Trạch – Đô thị mới Phú Mỹ với TP. Vũng Tàu, TP. Bà Rịa.
Quy mô: Tổng diện tích tự nhiên của toàn thành phố là 9.104 ha. Với có 11 đơn vị hành chính gồm 08 phường và 03 xã. Khu vực nội thành gồm 8 phường: Phước Hưng, Phước Trung, Phước Hiệp, Phước Nguyên, Long Hương, Long Toàn, Kim Dinh, Long Tâm. Khu vực ngoại thành gồm 3 xã: Hòa Long, Long Phước, Tân Hưng. Dân số TP. Bà Rịa là 109.010 người
Tính chất: Là trung tâm hành chính – chính trị cấp tỉnh, trung tâm tài chính hàng hải cấp vùng, trung tâm khoa học đổi mới sáng tạo cấp vùng, trung tâm đào tạo cấp vùng, trung tâm y tế chuyên sâu cấp vùng, trung tâm văn hóa – thể thao cấp tỉnh.
Định hướng: Liên kết với thị trấn Long Điền, hình thành cụm đô thị Bà Rịa – Long Điên đồng bộ về hạ tầng; Dành quỹ đất bố trí các trung tâm thương mại, tài chính hàng hải, giáo dục và y tế vùng, trung tâm đổi mới sáng tạo vùng, trung tâm văn hoá và giải trí tỉnh; Tích hợp công nghệ trong quản lý và vận hành để phát triển trung tâm đô thị TP. Bà Rịa định hướng trở thành một trong các đô thị kiểu mẫu theo mô hình “Đô thị thông minh” tại Việt Nam.
4.3. Thị trấn Đất Đỏ

Vị trí: Thị trấn Đất Đỏ nằm về phía Tây huyện Đất Đỏ, cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 90 km và cách TP. Vũng Tàu 25 km.
Quy mô: Tổng diện tích là 2.181,95 ha, dân số là 20.970 người
Tính chất: Là thị trấn huyện lỵ của huyện Đất Đỏ. Là trung tâm dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp và du lịch sinh thái.
Định hướng: Phát triển dọc QL55 theo hướng Tây kết nối với TP. Bà Rịa và thị xã Long Điền, phát triển mở rộng đô thị hiện hữu, đặc biệt phát triển về hướng Nam và Tây Nam kết nối với thị trấn Phước Hải để tận dụng tiềm năng phát triển thương mại dịch vụ, du lịch.
4.4. Thị trấn Phước Hải

Vị trí: Thị Trấn Phước Hải là một đô thị ven biển, nằm ở phía Nam của huyện Đất Đỏ, có bờ biển dài 7,8 km. Phước Hải có diện tích tự nhiên trên 1.500 ha, phía Tây nam có núi Minh Đạm, chiến khu nổi tiếng của tỉnh và huyện.
Quy mô: Tổng diện tích là 1.566,05 ha, dân số là 24.000 người
Tính chất: Là trung tâm du lịch cấp tỉnh
Định hướng: Bảo tồn và kết nối 3 hệ sinh thái: núi Minh Đạm, khu vực bờ biển và khu vực đồng ruộng. Hình thành mạng giao thông chính khép kín của khu vực, tạo lõi công viên xanh cho các ô phố chính, kết nối chúng bằng các tuyến sinh thái. Mô hình các tế bào đô thị thay vì bàn cờ.
4.5. Đô thị Kim Long

Vị trí: Thuộc địa xã Kim Long, huyện Châu Đức.
Quy mô: Tổng diện tích là 250 ha, dân số là 20.970 người
Tính chất: Là trung tâm dịch vụ hỗ trợ khu công nghiệp Cù Bị và các khu Logistic.
Định hướng: Phát triển đô thị phụ trợ, cung cấp các dịch vụ, nhà ở công nhân và chuyên gia là yếu tố rất quan trọng. Ngoài ra trong khu đô thị sẽ xây dựng một trường đào tạo dạy nghề nhằm cung cấp lực lượng lao động có tay nghề và trình độ đáp ứng nhu cầu ngày càng cao.
4.6. Thị xã Phú Mỹ

Vị trí: TX. Phú Mỹ nằm về phía Tây của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Quy mô: Diện tích tự nhiên là 33.302 ha, gồm 5 phường (Phú Mỹ, Mỹ Xuân, hắc Dịch, Tân Phước, Phước Hòa) và 05 xã ( Sông Xoài, Tóc Tiên, Châu Pha, Tân Hòa, Tân Hải). Dân số: 168.796 người

Tính chất: Là đô thị cảng – công nghiệp, cửa ngõ quan trọng trong giao lưu kinh tế của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, khu vực Đông Nam Á và quốc tế. Là trung tâm phát triển các chức năng hỗ trợ dịch vụ Losgistic, dịch vụ hậu cảng và dịch vụ cho công nghiệp đa ngành.

Định hướng:

Phía Tây QL51: Phát triển cảng, khu công nghiệp, khu thương mại tự do, đô thị phục vụ hầu cần cảng, duy trì 1 số khu bảo tồn đa dạng sinh học đầm lầy ven biển.

Phía Đông QL56 và Phía Tây cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu: Phát triển nhà ở, các chức năng dân dụng thuộc đô thị, bảo tồn hệ sinh thái núi. Khoanh vùng quản lý khu xử lý CTR để không ô nhiễm môi trường đến các khu dân cư, từng bước chuyển đổi xử lý rác theo hình thức điện rác công nghệ cao, đến năm 2030 toàn bộ 100% CTR được xử lý theo hình thức điện rác công nghệ cao.

Phía Đông cao tốc Biên Hoà – Vũng Tàu: Phát triển các khu dân cư nông nghiệp đô thị và các hành lang đa dạng sinh học bảo vệ hồ chứa nước.

Phát triển thí điểm mô hình đô thị thông minh ở Phú Mỹ làm tăng tính bền vững thông qua việc sử dụng công nghệ hiện đại từ đó nâng cao giá trị và chất lượng cuộc sống cho người dân. Tạo dựng hình ảnh đô thị hiện đại kiểu mẫu, phát triển năng động trong xu thế đổi mới.

Ưu tiên phát triển chức năng phụ trợ, cung cấp các dịch vụ, nhà ở công nhân và chuyên gia. Xây dựng trường nghề cung cấp lao động có tay nghề và trình độ.

4.7. Đô thị Long Điền – Long Hải

Vị trí: Nằm ở phía Nam tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, cách TP. Vũng Tàu 17 km về phía Đông Bắc và thuộc huyện Long Điền.

Quy mô: Tổng diện tích đất tự nhiên: 7.767 ha. Tổng dân số khu vực nghiên cứu năm 2020 khoảng 137.759 người.

Tính chất: Đô thị Long Điền Là trung tâm hỗ trợ các dịch vụ đào tạo, y tế, khoa học công nghệ cho TP. Bà Rịa. Đô thị Long Hải là trung tâm du lịch của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Xây dựng bến tàu du lịch quốc tế, hình thành chuỗi khách sạn cao cấp, khu vui chơi giải trí.

Định hướng: Phát triển hạ tầng đô thị đồng bộ với TP. Bà Rịa. Mở rộng phát triển đô thị về phía Tây Long Điền nhằm tận dụng không gian đô thị hướng sông, hướng biển gắn với các đô thị – khu đô thị sinh thái, dịch vụ chất lượng cao. Xác định 3 khu vực trọng tâm:

4.7. Đô thị Ngãi Giao

Vị trí: Thuộc địa phận thị trấn Ngãi Giao, huyện Châu Đức.

Quy mô: Tổng diện tích là 13,8 km2, dân số là 20.970 người

Tính chất: Là đô thị trung tâm hành chính, chính trị, kinh tế văn hóa, thương mại – dịch vụ.

Định hướng: không gian đô thị chủ yếu phát triển về phía Tây so với vị trí đô thị hiện hữu (Phía Tây suối Lúp), gồm các khu dân cư với một số công trình dịch vụ – công cộng, công viên cây xanh.

4.8. Đô thị Côn Sơn

Vị trí: vùng đất xây dựng thuộc khu trung tâm và các vùng sinh thái tự nhiên xung quanh khu trung tâm.

Quy mô: Tổng diện tích là 92,672 ha, dân số là 9.120 người

Tính chất: Là di sản văn hóa lịch sử cấp Quốc gia; trung tâm du lịch Quốc gia; trung tâm cứu hộ, cứu nạn biển cấp Quốc gia; khu bảo tồn thiên nhiên biển; trung tâm đầu mối đánh bắt hải sản.

Định hướng: Phát triển Khu trung tâm Côn Sơn trở thành một trong những khu vực trọng điểm của Côn Đảo, hướng tới một Trung tâm du lịch tầm cỡ Quốc gia và Quốc tế dựa trên các nhân tố khung: “Sinh thái Rừng Biển nguyên sơ – Di tích di sản đặc sắc – Hoạt động đô thị và dịch vụ du lịch tiện nghi, hấp dẫn”.

4.9. Đô thị Phước Bửu

Vị trí: Thuộc địa phận thị trấn Phước Bửu, huyện Xuyên Mộc

Quy mô: Tổng diện tích là 920,99 ha

Tính chất: Là trung tâm hành chính chính trị, văn hóa – xã hội của huyện.

Định hướng: Định hướng phát triển đô thị theo cấu trúc không gian của đô thị sinh thái, dựa trên vùng cảnh quan thiên nhiên chủ đạo là hồ Xuyên Mộc, hồ Sông Kinh và sông Hỏa. Trung tâm đô thị tiếp tục phát triển dọc QL55 và đường ĐT328, ĐT329, đường Xuyên Phước Cơ đi qua thị trấn:

4.10. Đô thị mới Bình Châu

Vị trí: Phạm vi nghiên cứu trực tiếp bao gồm: Toàn bộ ranh xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

Quy mô: Tổng diện tích là 8.514,49 ha, dân số là 26.340 người.

Tính chất: Là đô thị mới, trung tâm du lịch vùng Đông Nam Bộ; là khu vực bảo tồn thiên nhiên.

Định hướng: Phát triển theo cấu trúc gắn với hành lang kinh tế biển và trục QL55. Liên kết với đô thị Phước Bửu (của Xuyên Mộc) và đô thị mới Sơn Mỹ (của huyện Hàm Tân, Bình Thuận) theo Quôc lộ 55; liên kết với đô thị mới Hồ Tràm theo đường ven biển.

4.11. Đô thị mới Hoà Bình

Vị trí: Phạm vi nghiên cứu bao gồm: Toàn bộ ranh xã Hòa Bình, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

Quy mô: Tổng diện tích là 3.735,6 ha, dân số là 10.971 người.

Tính chất: Là đô thị mới. Là trung tâm dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp

Định hướng: Triển khai lập quy hoạch chung đô thị mới Hòa Bình, đầu tư xây dựng hạ tầng khu trung tâm xã,. Tiếp tục hoàn thành lập các quy hoạch chi tiết xây dựng và triển khai đầu tư xây dựng hệ thống hạ tầng đô thị theo quy hoạch.

4.12. Đô thị mới Hồ Tràm

Vị trí: Phạm vi nghiên cứu xã Phước Thuận, huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà RịaVũng Tàu.

Quy mô: Tổng diện tích là 5.063,71 ha, dân số là 8.162 người.

Tính chất: Là đô thị mới. Là trung tâm du lịch vùng Đông Nam Bộ. Là khu vực bảo tồn thiên nhiên.

Định hướng: Triển khai lập quy hoạch chung đô thị mới Hồ Tràm, đầu tư xây dựng hạ tầng khu trung tâm và phát triển hệ thống hạ tầng đô thị theo quy hoạch.

4.13. Đô thị mới Lộc An

Vị trí: Phạm vi đô thị gồm toàn bộ địa giới hành chính xã Lộc An, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Quy mô: Tổng diện tích là 1.722,74 ha, dự báo dân số đến năm 2030: 10.000 người

Tính chất: Là đô thị mới. Là trung tâm du lịch cấp tỉnh. Là trung tâm nuôi trồng chế biến thủy sản cấp tỉnh.

Định hướng: Triển khai lập quy hoạch chung đô thị mới Lộc An, đầu tư xây dựng hạ tầng khu trung tâm xã, các dự án theo chương trình xây dựng nông thôn mới cần bảo đảm yêu cầu phù hợp với định hướng quy hoạch phát triển đô thị mới.

4.14. Đô thị mới Suối Nghệ

Vị trí: Phạm vi đô thị gồm toàn bộ địa giới hành chính xã Suối Nghệ, huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu

Quy mô: Tổng diện tích là 1.722,74 ha, dự báo dân số đến năm 2030: 10.000 người

Tính chất: Là đô thị mới. Là trung tâm dịch vụ hỗ trợ công nghiệp và Logistic.

Định hướng: Triển khai lập quy hoạch chung đô thị mới Suối Nghệ, đầu tư xây dựng hạ tầng khu trung tâm xã, các dự án theo chương trình xây dựng nông thôn mới cần bảo đảm yêu cầu phù hợp với định hướng quy hoạch phát triển đô thị mới.

Nguồn: Invert.vn

Bài viết không được phép copy.