Bản vẽ hoàn công là gì? Hướng dẫn hoàn thiện bản vẽ hoàn công đúng chuẩn

Bản vẽ hoàn công là gì? Hướng dẫn hoàn thiện bản vẽ hoàn công đúng chuẩn

Cơ sở nghiệm thu các công trình xây dựng không thể bỏ qua các thủ tục và hồ sơ liên quan đến bản vẽ hoàn công. Nếu bạn vẫn chưa hiểu rõ về loại giấy tờ này cũng như cách xử lý nó trong công tác thi công thì hãy tham khảo bài viết dưới đây. Chúng tôi sẽ dựa vào quy định về bản vẽ hoàn công do Bộ Xây dựng ban hành để làm căn cứ tư vấn.
1. Tổng quan về bản vẽ hoàn công công trình
Các công trình xây dựng từ bước thi công đến bước nghiệm thu để đưa vào khai thác, sử dụng đều cần trải qua các công đoạn thủ tục, kiểm tra hồ sơ kỹ càng. Trong số các giấy tờ nghiệm thu công trình thì bản vẽ hoàn công được xếp vào hàng ưu tiên, là cơ sở có giá trị cao top đầu. Vậy chính xác là bản vẽ này là gì, nó có giống như các bản vẽ thiết kế kiến trúc bình thường hay không?

Khái niệm “hoàn công”
Để định nghĩa được bản vẽ hoàn công thì chúng ta cần tìm hiểu về khái niệm “hoàn công” trước. Hoàn công được coi là một trong những thủ tục thực hiện khi quá trình thi công đã hoàn thành. Theo đó, hoàn công trong xây dựng được coi là công đoạn các bên có liên quan cùng xác nhận rằng công trình kiến trúc họ thi công đã được hoàn thành, nghiệm thu thành công và sẵn sàng khai thác, sử dụng.

Hiện nay, theo Luật Đất đai sửa đổi năm 2013 đã quy định chủ đất muốn có chứng nhận quyền sở hữu đối với nhà ở xây trên mảnh đất thuộc quyền sử dụng của mình thì cần thực hiện hoàn công xây dựng. Điều này đồng nghĩa với việc hoàn công chính là điều kiện cần để bạn có thể nhận Sổ hồng hoặc bổ sung quyền sở hữu nhà ở vào Sổ đỏ. Vậy bản vẽ hoàn công là gì?

Bản vẽ hoàn công là gì?
Hiểu một cách đơn giản nhất thì bản vẽ hoàn công là bản vẽ thể hiện đúng hình dáng, kích thước và tình trạng thực tế của công trình kiến trúc vừa xây. Lưu ý rằng bản vẽ hoàn công cần được thực hiện dựa trên cơ sở là bản vẽ thiết kế đã được phê duyệt của ngôi nhà từ trước. Kích thước trên bản vẽ này cần tương đương với kích thước bản vẽ thiết kế ngôi nhà ban đầu. Cách trình bày ngôi nhà vẫn phải đạt chuẩn hướng cũng như tọa độ, hình ảnh các hạng mục lớn nhỏ đi kèm theo công trình cũng phải được thể hiện rõ ràng.

a4 1

s5

a6 a7 a8

Hình ảnh một mẫu bản vẽ hoàn công

Tuy nhiên, bản vẽ hoàn công sẽ cập nhật đầy đủ các thay đổi về công năng hoặc kích thước phát sinh trong quá trình thi công để người nghiệm thu có thể dễ dàng đối chiếu với bản thiết kế. Trên bản vẽ này cần có ít nhất ba chữ ký đảm bảo, bao gồm chữ ký của người lập bản vẽ, chữ ký của người đại diện đơn vị thi công và người giám sát thi công hợp pháp.

Bản vẽ hoàn công tiếng Anh là gì? Đây có lẽ là thắc mắc của không ít người làm trong lĩnh vực bất động sản có hợp tác hoặc sử dụng vốn nước ngoài. Bản vẽ này đã được Việt Nam cập nhật thành danh sách thuật ngữ chung chính thống và có phiên dịch ra tên tiếng Anh lưu hành chính thức. Theo cuốn “Lập hồ sơ kỹ thuật – Từ vựng” do Bộ Xây dựng phát hành năm 2005 và Nghị định 209/2004/NĐ-CP thì bản vẽ này còn có tên là “Built drawing” hoặc “Record drawing”.

Bên cạnh bản vẽ chính thức thì có thể bạn sẽ từng nghe đến khái niệm bản vẽ sơ họa hoàn công. Vậy bản vẽ sơ họa hoàn công là gì?

Bản vẽ sơ họa là tên thường dùng đối với các bản vẽ phác thảo, chưa được kiểm duyệt chính thức và cũng chưa có giá trị pháp lý. Tuy nhiên, bản vẽ sơ họa hoàn công được sử dụng để kiểm tra tiến độ thực tế công trình, báo cáo thẩm định giữa các giai đoạn thi công và đặc biệt thường dùng trong quá trình lập hồ sơ thanh toán hoặc tạm ứng vốn xây dựng.

Nhìn chung, bản vẽ hoàn công là văn bản chính thức thể hiện cấu kiện của từng hạng mục hoặc tổng thể một công trình đã hoàn thành trên cơ sở hệ tọa độ, cao độ trong thiết kế ban đầu.

Phân loại
Trên thực tế, kiến trúc sư hoặc các bên liên quan đến dự án thi công có thể yêu cầu bản vẽ hoàn công đối với bất cứ công trình, hạng mục đi kèm nào cần thiết. Vì lý do này mà các loại bản vẽ làm căn cứ hoàn công cũng đặc biệt đa dạng. Nếu xét trường hợp chung nhất thì đơn vị thi công thường xuất bản vẽ đối với từng giai đoạn hoàn công khác nhau, có thể kể đến như:

Bản vẽ dành cho giai đoạn hoàn công toàn bộ công trình xây dựng.
Bản vẽ dành cho giai đoạn hoàn công bộ phận công trình.
Bản vẽ dành cho hoàn công từng giai đoạn xây dựng.
Bản vẽ dành cho giai đoạn hoàn công lắp đặt các thiết bị đi kèm theo công trình.
Bản vẽ dành cho giai đoạn hoàn công từng hạng mục công trình.

Ngoài ra, trong một số trường hợp đặc biệt, phụ thuộc vào cấu kiện cụ thể cũng như đặc tính riêng biệt của các loại công trình mà các kiến trúc sư còn chia các loại bản vẽ giai đoạn hoàn công theo từng hạng mục hoặc giai đoạn thi công. Mục đích của việc phân loại này là để thuận tiện cho việc xem xét, đánh giá một yếu tố nhỏ trong thi công:

Bản vẽ dành cho giai đoạn hoàn công gia cố nền, san phẳng nền.
Bản vẽ dành cho giai đoạn hoàn công cầu đường giao thông, hoàn công nạo vét lòng sông, lòng hồ,…
Bản vẽ dành cho giai đoạn hoàn công hệ thống tưới tiêu, cấp nước sạch, xử lý nước thải,….
Bản vẽ dành cho giai đoạn hoàn công tường bao hoặc bờ kè,…
Bản vẽ dành cho giai đoạn hoàn công móng.

a2 11
So sánh giữa bản vẽ hoàn công và bản vẽ thiết kế
Bản vẽ thiết kế và bản vẽ hoàn công đều được xây dựng dựa trên cùng một hệ tọa độ, cao độ và tỷ lệ như nhau. Chúng được đảm bảo giống nhau hoàn toàn về phương thức thể hiện các tiểu tiết, các hạng mục công trình trên tổng thể công trình xây dựng nói chung.

Lập bản vẽ hoàn công
Các bản vẽ hoàn công thường được lập dựa trên cơ sở bản vẽ thiết kế ban đầu

Sự khác biệt lớn nhất giữa hai loại bản vẽ này chính là sự thay đổi về một vài kích thước hậu thi công. Các chênh lệch so với bản vẽ thiết kế ban đầu được thể hiện dựa theo thực tế thi công công trình chứ không phải kiến trúc sư thay đổi ý tưởng thiết kế hoặc sửa đổi bản vẽ thành. Các phần bị chênh lệch có thể nhiều hoặc ít tùy theo thực tế xây dựng của mỗi công trình.

Cũng có trường hợp công trình sau khi thi công đáp ứng chuẩn theo bản vẽ thiết kế. Lúc này bản vẽ thiết kế có thể sử dụng trong cả giai đoạn hoàn công, đơn vị thi công, đơn vị giám sát hay chủ đầu tư đều không cần lập lại bản vẽ hoàn công nữa.

2. Vì sao cần có bản vẽ hoàn công?
Như chúng ta đã biết, việc thi công công trình trên thực tế rất khó để có thể đáp ứng được hoàn toàn theo bản vẽ thiết kế của kiến trúc sư. Trong thực tiễn thi công bắt buộc đơn vị thi công phải sửa đổi vài chi tiết nhỏ trong thiết kế để đảm bảo quá trình thi công diễn ra suôn sẻ. Vậy phải làm sao để kiểm tra xem công trình đã thi công đáp ứng được bao nhiêu phần trăm so với thiết kế ban đầu? Đây chính là lúc bạn cần bản vẽ hoàn công.

Đây là loại giấy tờ quan trọng hàng đầu đối với công trình xây dựng, có ý nghĩa tương tự như giấy thông hành đối với các phương tiện là xe cộ, phương tiện giao thông. Nhà nước sẽ tiến hành xem xét, đánh giá xem công trình có đạt chuẩn về mặt pháp lý hay không thông qua văn bản này.

Các chủ đầu tư thông qua bản vẽ giai đoạn hoàn công có thể nắm được tình trạng công trình của mình cụ thể nhất. Chúng ta có thể so sánh hiện trạng, kích thước và cả công năng giữa bản vẽ giai đoạn hoàn công và bản vẽ thiết kế. Căn cứ này chính là loại giấy tờ không thể thiếu trong hồ sơ thanh toán các chi phí của công trình.

Trong trường hợp công trình được xây dựng thực tế sai lệch quá nhiều so với thiết kế hoặc không đúng theo giấy phép xây dựng thì công trình này có thể không được nghiệm thu.

3. Một số yêu cầu quan trọng đối với bản vẽ hoàn công
Theo những gì  https://rongdat.net vừa đề cập thì bản vẽ giai đoạn hoàn công là dạng văn bản đặc biệt quan trọng đối với các nhà thầu xây dựng. Chính vì vậy mà các yêu cầu đi kèm cũng tương đối chặt chẽ và nghiêm ngặt. Độc giả có thể tham khảo những yêu cầu lớn như sau:

– Bản vẽ hoàn công muốn có hiệu lực về mặt pháp lý thì phải được lập ra theo đúng mẫu của Bộ Xây dựng ban hành. Quá trình lập văn bản cũng như ký và đóng dấu xác nhận cũng phải được thực hiện theo đúng quy định hiện hành, với sự có mặt và chứng kiến của đầy đủ các bên liên quan.

01
Bản vẽ hoàn công cần được lập ra ngay khi công trình hoàn thành và chuẩn bị nghiệm thu, sử dụng

– Bản vẽ giai đoạn hoàn công phải thể hiện được rõ ràng, chi tiết tất cả các chỉnh sửa cũng như thay đổi dù nhỏ nhất so với bản vẽ thiết kế ban đầu. Bản vẽ giai đoạn hoàn công vì công năng trên mà cần được bảo quản để tiếp tục khai thác, sử dụng trong quá trình nghiệm thu cũng như bảo trì, bảo dưỡng các hạng mục công trình về sau.

– Bản vẽ giai đoạn hoàn công cần được ký xác nhận ngay tại thời điểm thực hiện nghiệm thu công trình. Tất cả các hình thức ký khống hoặc hồi ký giai đoạn hoàn công đều không được Pháp luật công nhận.

– Trên bản vẽ cần ghi rõ các số liệu thực tế theo hiện trạng xây dựng. Trong trường hợp có xuất hiện sai số thì cần giữ nguyên và rút gọn các chữ số thập phân theo văn bản hướng dẫn của Bộ Xây dựng.

– Theo Cục giám định nhà nước về công trình xây dựng thì hiện vẫn không có quy định yêu cầu phải đóng dấu bìa bản vẽ hoàn công. Tuy nhiên, theo Thông tư 26/2016/TT-BXD thì các bên liên quan đều phải đóng dấu và ký xác nhận lên bản vẽ giai đoạn hoàn công chính thức. Con dấu được sử dụng đối với bản vẽ này đã được quy định rõ tại Khoản 2, Phụ lục 2 Thông tư trên.

4. Hướng dẫn lập bản vẽ hoàn công đúng quy định
Bản vẽ giai đoạn hoàn công là văn bản chuyên dùng trong xây dựng và mang tính chính xác đặc biệt cao. Nếu bạn chưa biết cách làm bản vẽ hoàn công hoặc chưa thông thạo cách lập bản vẽ này thì có thể tham khảo một số hướng dẫn cơ bản sau:

Thể hiện bản vẽ hoàn công xây dựng
Việc thực hiện lập bản vẽ giai đoạn hoàn công xây dựng chủ yếu được thực hiện bởi nhân viên phụ trách kỹ thuật thi công. Các bước thực hiện lần lượt như sau:

– Nhân viên kỹ thuật thi công cần thực hiện trích xuất một bản sao thiết kế công trình ban đầu, đã được kiểm duyệt và nghiệm thu. Bản thiết kế này sẽ là cơ sở để xây dựng bản vẽ giai đoạn hoàn công chính thức.

– Nhân viên kỹ thuật đến hiện trường thi công, trực tiếp đo đạc công trình và đối chiếu với các số liệu được trình bày trong bản thiết kế. Nếu các trị số thiết kế có thay đổi thì nhân viên cần ghi rõ (phía trong dấu ngoặc đơn) bên dưới trị số thiết kế tại bản thiết kế vừa trích xuất. Ngoài ra, nhân viên cần khách quan thể hiện lại các chi tiết đã được bổ sung hoặc thay đổi vào bản vẽ này.

– Nếu hiện trạng công trình thi công thực tế không phát hiện sự chênh lệch trị số cũng như khác biệt về mặt xây dựng thì nhân viên kỹ thuật không cần bổ sung gì thêm. Bản vẽ thiết kế sẽ được trình bày như mẫu bản vẽ hoàn công và do nhân viên kỹ thuật ký tên.

– Các bên liên quan bao gồm nhân viên giám sát thi công, chủ đầu tư, tổng thầu tiến hành nghiệm thu bản vẽ do nhân viên kỹ thuật thi công thực hiện. Các bên có quyền kiểm tra và đo đạc lại bản vẽ này nếu cần thiết. Khi các bên đã cùng thống nhất nhất trí với bản vẽ thì tiến hành ký tên xác nhận và đóng dấu.

Nhân viên phụ trác thực hiện bản vẽ hoàn công
Nhân viên phụ trách kỹ thuật công trình thường là đầu mối chính thực hiện bản vẽ hoàn công

Thể hiện bản vẽ hoàn công bộ phận, hạng mục thuộc công trình hoặc một giai đoạn xây dựng
Cách thể hiện bản vẽ giai đoạn hoàn công của một hạng mục công trình hoặc một mốc thời gian thi công nào đó cũng được thực hiện bởi nhân viên phụ trách kỹ thuật thi công. Tuy nhiên, các bạn cần chú ý thêm một số quy định về điều chỉnh bản vẽ hoàn công như sau:

– Nhân viên vẫn tiến hành trích xuất toàn bộ bản vẽ thiết kế ban đầu của hạng mục cần kiểm tra hoặc của toàn bộ công trình. Lưu ý là bạn cần giữ đúng khung tên và số hiệu của bản vẽ để thuận lợi cho quá trình so sánh, đối chiếu về sau.

– Bản vẽ thiết kế nếu được đảm bảo thực hiện thi công chuẩn 100% thì không cần tiến hành lập thêm bản vẽ giai đoạn hoàn công mới.

– Nếu nhân viên phụ trách phát hiện các trị số công trình đã bị thay đổi sau thi công thì cần đo đạc chuẩn xác và tiến hành bổ sung vào bản vẽ thiết kế. Phần bổ sung này vẫn phải ghi trong ngoặc đơn và viết bên dưới trị số thiết kế gốc.

– Trong trường hợp không đồng nhất về mặt chi tiết thiết kế thì nhân viên kỹ thuật cần khoanh khu vực này lại, thể hiện ngay các phần được sửa đổi tại bản vẽ chính.

– Tùy vào thực tế trình bày bản vẽ mà nhân viên có thể xem xét thể hiện sự thay đổi ngay cạnh chi tiết thiết kế gốc hoặc tại khoảng trống của bản vẽ. Khi bản vẽ đã không còn chỗ trống thì nhân viên cần lập bản vẽ mới để thể hiện. Lưu ý là bản vẽ này không được trùng số hiệu với các bản vẽ đang được lưu hành.

– Sau khi lập bản vẽ hoàn công xong thì nhân viên cần tiến hành ký, ghi rõ họ tên cũng như đóng dấu pháp nhân của đơn vị chủ thầu thi công.

– Các bên liên quan cũng tiến hành nghiệm thu bản vẽ này và tiến hành các bước nghiệp vụ kiểm tra và ký xác nhận, thông qua.

Dấu bản vẽ hoàn công mẫu
Các bước thực hiện bản vẽ giai đoạn hoàn công là vậy nhưng theo đúng quy định thì con dấu bản vẽ hoàn công gồm những gì? Nhà nước có ban hành bản vẽ mẫu dấu nào để các nhân viên kỹ thuật trình bày theo hay không? Hiện nay bạn có thể tham khảo một trong hai mẫu dấu bản vẽ hoàn công ban hành theo Thông tư 26/2016/TT-BXD:

Mẫu số 1:

777

Mẫu số 2: 

888 2

Hai mẫu dấu bản vẽ trên đây khác nhau chủ yếu ở mục ký xác nhận còn khung tên bản vẽ hoàn công vẫn cần được đảm bảo theo quy định chuẩn chung. Bạn cần lưu ý không tự thay đổi khung tên này, việc thay đổi sẽ khiến dấu hoàn công bản vẽ không được nghiệm thu cũng như có giá trị pháp lý về sau.

Khổ giấy bản vẽ hoàn công hiện được quy định cụ thể trong các Thông tư của Bộ Xây dựng nhưng thường sẽ có hai trường hợp sau:

Kiến trúc sư trình bày tại khổ giấy lớn, đủ để thể hiện toàn bộ các hạng mục công trình và chỉ dùng một tờ giấy duy nhất.
Kiến trúc sư sử dụng giấy khổ A4 chuẩn, đóng thành một tập, mỗi tờ thể hiện một hạng mục trong công trình.
Ngoài ra, cách đóng dấu bản vẽ hoàn công sẽ được xác định dựa theo cỡ chữ thể hiện trên bản vẽ.

Hình ảnh thiết kế mẫu dấu bản vẽ hoàn công hiện nay
20210628172330 d547

5. Giải đáp một số thắc mắc khi hoàn thiện bản vẽ hoàn công
Thường thì bản vẽ giai đoạn hoàn công sẽ không được lưu trữ riêng lẻ, nó sẽ nằm trong hồ sơ hoàn công của mỗi công trình. Thực hiện hồ sơ hoàn công là công đoạn quan trọng, mấu chốt nhất đối với việc hoàn công trong lĩnh vực xây dựng.

Hồ sơ này chính là cơ sở để thực hiện nghiệm thu theo giai đoạn hoặc hạng mục công trình trước khi đưa vào sử dụng. Các đơn vị phụ trách việc kiểm toán hoặc thanh tra thường dựa vào hồ sơ hoàn công để thực hiện quyết toán, tìm các số liệu liên quan.

Đối với đơn vị quản lý, sử dụng công trình thì hồ sơ hoàn công là tài liệu phục vụ trực tiếp việc khai thác. Các kỹ sư công trình thông qua tài liệu này mà nắm được đầy đủ cấu tạo cụ thể cũng như thực trạng tại thời điểm nhận bàn giao công trình. Từ đó, họ có thể đề ra các phương án sử dụng tối ưu khả năng thực tế công trình đáp ứng được đồng thời tìm ra cách bảo vệ công trình hiệu quả.

Về lâu về dài, hồ sơ hoàn công sẽ hỗ trợ việc cải tạo, nâng cấp hoặc mở rộng công trình (nếu có). Vậy hồ sơ này được lập ra như thế nào, làm sao để lập được hồ sơ hoàn công chuẩn theo quy định của Pháp luật?

Ai có trách nhiệm phải lập bản vẽ hoàn công?
Như bạn đã biết, một bản vẽ giai đoạn hoàn công luôn cần đạt được sự thống nhất từ các bên liên quan. Vậy làm thế nào để xác định được đơn vị có trách nhiệm lập ra văn bản này? Theo Phụ lục II Thông tư 26/2016/TT-BXD thì:

– Đơn vị thực hiện thi công, xây dựng phải có trách nhiệm lập bản vẽ hoàn công đối với tất cả các hạng mục, công trình do mình đảm nhiệm. Trong trường hợp hạng mục thi công là bộ phận bị che khuất thì đơn vị này có trách nhiệm lập bản vẽ trước khi các hạng mục tiếp theo được tiến hành.

– Nếu đơn vị thực hiện thi công có nhiều hơn một thành viên, liên danh lại với nhau thì mỗi thành viên trong liên danh có trách nhiệm lập bản vẽ đối với các hạng mục đứng tên mình. Không đơn vị nào được ủy quyền cho các thành viên còn lại trong liên danh thực hiện phần công việc này.

Vẽ bản vẽ hoàn công
Đơn vị thi công thường là đơn vị chủ động thực hiện lập bản vẽ hoàn công theo quy định

Thời gian nào cần lập bản vẽ hoàn công?
Căn cứ theo Phụ lục III Thông tư 26/2016/TT-BXD thì các hồ sơ hoàn công hạng mục, công trình cần được lập ngay trước khi hạng mục, công trình đó được đưa vào nghiệm thu và chính thức sử dụng. Các bên có tham gia thi công công trình cần tự lưu trữ hồ sơ hoàn công liên quan đến phần việc của mình. Nếu không có điều kiện lưu lại bản gốc thì cần thay thế bằng giấy tờ bản chính hoặc bản sao hợp pháp.

Sau khi đã lập thành công hồ sơ hoàn công bản chính thức và được chấp nhận đưa vào Lịch sử lưu trữ của công trình do Bộ Xây dựng quản lý thì chủ đầu tư cần tiếp tục thực hiện lập một bản hồ sơ nữa. Bản hồ sơ này có hướng dẫn tại Phụ lục IV Thông tư trên. Chủ sở hữu hoặc đơn vị quản lý, khai thác công trình sẽ sử dụng bộ hồ sơ mới này trong toàn bộ thời gian vận hành cũng như bảo trì nói chung.

Nếu công trình xây dựng là dạng công trình được thi công và đưa vào sử dụng từng phần thì chủ đầu tư cần lập bản vẽ hoàn công ngay trước khi hạng mục đó được nghiệm thu.

Mỗi hồ sơ hoàn công cần phải được lưu trữ ít nhất 10 năm nếu công trình xếp hạng A, 7 năm nếu công trình thuộc hạng B và 5 năm nếu công trình đạt hạng C. Lưu ý là thời gian lưu trữ bắt đầu tính từ thời điểm công trình được đưa vào sử dụng.

Ngoài bản vẽ hoàn công thì hồ sơ hoàn công gồm những gì?
Để nắm rõ được hồ sơ hoàn công gồm những gì thì các bạn nên liên hệ với cơ quan chức năng tại địa phương. Mỗi địa phương tùy vào chính sách xây dựng hiện hành sẽ đòi hỏi một số mẫu giấy tờ đặc thù khác nhau. Tuy nhiên, một bộ hồ sơ hoàn công không thể thiếu các loại giấy tờ sau đây:

Giấy phép xây dựng.
Bản vẽ thiết kế xây dựng chính thức, có đóng dấu nghiệm thu.
Bản vẽ hoàn công (chỉ sử dụng nếu công trình thực tế có sai lệch về số liệu và chi tiết thiết kế so với bản vẽ thiết kế ban đầu).
Hợp đồng thi công công trình đã có chứng thực.
Các mẫu giấy thẩm định công trình đạt chuẩn kỹ thuật.

Tìm hiểu quy định về bản vẽ hoàn công để chuẩn bị đầy đủ giấy tờ

Nộp hồ sơ hoàn công ở đâu?
Hồ sơ hoàn công thường được xử lý thông qua, nhận thu tại Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện, xã hoặc tương đương. Lưu ý là Ủy ban quản lý khu vực công trình đang được thi công, nghiệm thu.

Trong trường hợp công trình xây dựng thuộc các khu đô thị thì bạn chỉ cần nộp bản vẽ hoàn công cùng hồ sơ cho ban quản lý đầu tư, xây dựng của khu đô thị đó là được. Họ sẽ là đơn vị trực tiếp làm việc với Ủy ban nhân dân sở tại.

Có cần nộp lệ phí hoàn công không?
Sau khi cơ quan có thẩm quyền đã nhận bản vẽ hoàn công cùng hồ sơ của bạn thì bộ hồ sơ này sẽ được chuyển sang bộ phận thuế để thẩm định và đề xuất các loại phí cần hoàn thành. Lệ phí này có thể do chủ đầu tư nộp hoặc do đơn vị thầu trọn gói công trình nộp. Cơ quan thuế có thể yêu cầu xuất trình hợp đồng thầu xây dựng đã được ký kết để xác định rõ vai trò nộp thuế của các bên.

Thông thường, có hai loại phí hoàn công cần nộp là thuế giá trị gia tăng đối với vật tư công trình và thuế thu nhập đối với thợ tham gia xây dựng.

Nếu chủ đầu tư mua lẻ vật liệu xây dựng thì thuế giá trị gia tăng sẽ bằng 0. Khi chủ nhà có hợp đồng thuê thợ xây thì thợ xây sẽ là bên có trách nhiệm phải nộp thuế thu nhập. Ngược lại, nếu chủ đầu tư không xuất trình được hợp đồng thuê nhân công thì tiền thuế lại do chủ đầu tư đảm nhiệm. Cơ sở xác lập lệ phí sẽ dựa trên khung giá nhân công trung bình tại thời điểm nộp thuế.

Có một trường hợp ngoại lệ là nếu chủ đầu tư chứng minh được mình đã nhờ người thân, họ hàng góp sức xây nhà thì tiền công sẽ coi như không phát sinh. Vậy là thuế thu nhập đối với thợ xây trong trường hợp này cũng được tính bằng 0.

Lưu ý rằng lệ phí nộp theo bản vẽ hoàn công không phải lệ phí trước bạ. Lệ phí trước bạ đối với nhà ở đã được miễn theo Khoản 11 Điều 4 Nghị định 45/2011/NĐ-CP nhưng lệ phí hoàn công vẫn cần hoàn thành.

Chúng ta đã vừa tìm hiểu về bản vẽ hoàn công công trình xây dựng, hạng mục và các giai đoạn thi công. Hy vọng bài viết của chúng tôi đã giúp bạn cập nhật được những quy định mới nhất về thủ tục hoàn công công trình.


Bài viết không được phép copy.