Diện tích sàn là gì và cách tính diện tích trong xây dựng như thế nào? Đây là những yếu tố rất quan trọng trong tất cả các công trình xây dựng từ lớn đến nhỏ. Dựa vào diện tích sàn thì mới có thể tính toán nguyên vật liệu, từ đó hạch toán được chi phí cần thiết. Nếu cũng đang quan tâm đến vấn đề này thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây của Bất động sản online nhé.
Khái niệm diện tích sàn là gì?
Để tối ưu chi phí xây nhà thì ngoài tham khảo giá nguyên vật liệu, nhân công thì tính diện tích sàn cũng là điều rất quan trọng. Biết được diện tích sàn là gì và có gì khác biệt so với diện tích xây dựng căn nhà thực tế sẽ giúp bạn lên được ngân sách một cách phù hợp và sát giá nhất.
Diện tích sàn là tổng tất cả diện tích được dùng trong một công trình cụ thể nào đó. Nó phải bao gồm cầu thang, tầng mái, tầng hầm, ban công, sàn tầng, tầng tum, diện tích trong ngoài lề quy ước của các tầng thuộc hệ thống tường bao… Trước khi lập dự án xây dựng chi tiết bắt buộc phải tính diện tích sàn trước.
Khi nhìn vào bản vẽ chi tiết của một công trình nào đó, nếu bạn thấy có kỹ hiện là GFA hiện hữu thì đó chính là thuật ngữ viết tắt của diện tích sàn. Ngoài được sử dụng trong các công trình lớn, diện tích sàn cũng được dùng trong thiết kế nhà, thiết kế nội thất hoặc bàn giao công trình.
Tính diện tích sàn giúp lên chi phí nguyên liệu hiệu quả
Phân biệt giữa diện tích sàn và diện tích xây dựng
Ngoài diện tích sàn là gì thì khái niệm diện tích xây dựng cũng rất được quan tâm. Thực tế đây là 2 khái niệm khác nhau và bạn cần phải biết phân biệt thì mới có thể tính diện tích sàn một cách chính xác. Diện tích xây dựng được đo bằng m2 và sử dụng nhiều trong các công trình nhà ở, biệt thự hoặc công trường xây dựng. Cách phân biệt 2 khái niệm này như sau:
|
|
Diện tích xây dựng được tính bởi công thức: Diện tích sàn được tính bằng 100% diện tích sàn đó. Diện tích móng tính bằng 50 – 75% diện tích sàn theo đơn giá xây dựng. Diện tích mặt nước tính 60 – 70% diện tích tính bằng một tầng theo đơn giá xây dựng.
Diện tích sàn và diện tích xây dựng là 2 khái niệm khác nhau
Công thức tính diện tích sàn xây dựng
Sau khi đã nắm rõ diện tích sàn là gì, công thức tính diện tích sàn xây dựng như thế nào cũng là điều cần phải nắm rõ. Nếu việc tính toán không chính xác sẽ khó để tính ra số nguyên vật liệu cần dùng đến. Ngoài ra còn ảnh hưởng lớn đến việc chuẩn bị hồ sơ để trình lên cơ quan có thẩm quyền.
Quy định tính diện tích sàn xây dựng
Quy định này được nêu rõ trong điều 1.3.15 QCVN 03: 2009/BXD “Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phân loại, phân cấp công trình xây dựng dân dụng, công nghiệp và hạ tầng kỹ thuật đô thị” như sau:
Diện tích sàn của một tầng nhà là diện tích sàn trong vùng phạm vi mép ngoài của các tường bao nằm ở tầng đó. Phần diện tích hành lang, ban công,… cũng được tính trong phần diện tích sàn.
Diện tích sàn xây dựng của từng tầng được tính riêng, không được phép tính nhầm hay gộp chung với các tầng khác.
Tổng diện tích sàn của căn nhà (công trình) sẽ được tính bằng tổng diện tích của từng tầng với nhau.
Hướng dẫn tính diện tích sàn xây dựng chi tiết
Công thức tính diện tích sàn: “Diện tích xây dựng (DTXD) = Diện tích sàn sử dụng + Diện tích khác (móng, lát gạch, xây ban-công… có thể tính thêm theo %)”
Công thức tính diện tích sàn xây dựng khá đơn giản
Trong đó:
- Tính toán thêm giá từ 30 – 50% của sàn nhà khi đã đổ bê tông rồi lại phát sinh thêm lợp mái ngói.
- Phần có mái che phía trên được tính 100% diện tích
- Không có mái che được tính là 50% diện tích
- Dưới 4m² tính như sàn thông thường; Trên 4m² là 70% diện tích; 8m² là 50% diện tích
- Các ô trống trong nhà
- Sẽ được tính 20% diện tích khi đổ bê tông cốt thép
- Có thể sử dụng gỗ hoặc cốt thép.
- Tính 30% diện tích móng đơn.
- Tính 35% diện tích cho đài móng với cọc bê tông cốt thép, cọc khoan nhồi.
- Tính 50% diện tích móng băng
- Tính 150% diện tích cho hầm sâu nhỏ hơn 1m5 so với code đỉnh ram hầm
- Tính 170% diện tích cho hầm sâu nhỏ hơn 1m7 so với code đỉnh ram hầm
- Tính 200% diện tích cho hầm sâu nhỏ hơn 2.0m so với code đỉnh ram hầm
- Hầm sâu lớn hơn 3.0m so với code đỉnh ram hầm tính theo cách riêng
- Được tính 50% diện tích khi phần sân > 40m² có đổ cột, đổ đà kiềng, xây tường rào, lát gạch nền
- Được tính 70% diện tích khi phần sân < 40m² có đổ cột, đổ đà kiềng, xây tường rào, lát gạch nền
- Được tính 100% diện tích khi phần sân < 20m² có đổ cột, đổ đà kiềng, xây tường rào, lát gạch nền
- Được tính 50% diện tích mái nhà khi bê tông cốt thép, không lát gạch và có lát gạch tính 60% diện tích phần mái.
- Mái bê tông dán ngói sẽ được tính là 85% diện tích nghiên mái
- Mái ngói vì kèo sắt được tính 60% diện tích nghiên mái
- Tính 30% diện tích của mái đối với mái tôn
Hy vọng những thông tin trên đây đã giúp bạn hiểu hơn về diện tích sàn là gì cũng như công thức tính cụ thể. Lưu ý cần tính toán sao cho chính xác thì mới có thể hạch toán chi phí được sát giá và cụ thể nhất, tránh tình trạng đội giá nguyên liệu lên quá cao ảnh hưởng đến công trình.
Cảm ơn quý khách đã xem bài viết, quý khách có nhu cầu thiết kế thi công xây dựng liên hệ . Nhà thầu xây dựng: 0949 319 769 , website: xt18.com.vn