Huyện Long Thành hiện nay có 13 xã và thị trấn Long Thành, là địa bàn nằm trong vùng chiến lược quan trọng trong đầu tư phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Đồng Nai. Được quy hoạch và đầu tư xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật cấp quốc gia có quy mô lớn như:
- Đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh-Long Thành- Dầu Giây
- Đường cao tốc, đường sắt Biên Hòa-Vũng Tàu
- Đường cao tốc Bến Lức- Long Thành
- Tuyến vành đai của thành phố Hồ Chí Minh
- Cảng hàng không quốc tế Long Thành
Long Thành hiện đã và đang thu hút rất nhiều các nhà đầu tư trong và ngoài nước với hàng loạt nhu cầu đầu tư phát triển đô thị, công nghiệp và dịch vụ…
Quy hoạch khu đô thị mới Long Thành
Trong quy hoạch xây dựng vùng H.Long Thành đến năm 2040 và tầm nhìn đến năm 2050, khu vực xung quanh sân bay sẽ hình thành 3 đô thị lớn gồm: đô thị Long Thành, đô thị Bình Sơn và đô thị Phước Thái. Hướng đến xây dựng thành vùng đô thị trung tâm, là cực phía Đông của TP.HCM, cửa ngõ giao thương của 3 vùng kinh tế, đầu mối giao thương quốc tế với các thế mạnh phát triển công nghiệp, nông nghiệp công nghệ cao, đô thị, dịch vụ thương mại.
Dự tính đến năm 2030, Long Thành cơ bản là huyện công nghiệp phát triển, đến năm 2040 sẽ trở thành trung tâm đô thị – công nghiệp hiện đại, trung tâm thương mại dịch vụ chất lượng cao cấp quốc tế và vùng nông – lâm nghiệp phát triển bền vững. Đến năm 2050, Long Thành sẽ phát triển thành đô thị sinh thái.
Dựa trên định hướng phát triển không gian, H.Long Thành quy hoạch quỹ đất cho từng khu đô thị. Cụ thể, vùng đô thị Long Thành gồm:
TT.Long Thành, xã Tam An, một phần của các xã An Phước, Long Đức, Lộc An với quy mô gần 5,3 ngàn ha sẽ trở thành khu phức hợp công nghiệp, đô thị, dịch vụ.
Vùng đô thị Bình Sơn gồm: xã Bình An, một phần các xã An Phước, Bình Sơn, Lộc An và Long Đức, có diện tích 12.360ha. Đô thị này sẽ gắn với hoạt động của sân bay Long Thành, là trung tâm thương mại – dịch vụ – tài chính, trung tâm dịch vụ logistics, kho vận quốc tế và là đầu mối giao thông đường bộ, đường sắt, đường hàng không của vùng, quốc gia, quốc tế.
Thị Phước Thái được quy hoạch quỹ đất khoảng 5,3 ngàn ha nằm dọc theo quốc lộ 51 thuộc địa bàn các xã Long An và Phước Thái. Trong tương lai sẽ hình thành vùng đô thị đa ngành, hỗ trợ dịch vụ thương mại đầu mối, dịch vụ trung chuyển, dịch vụ công cộng, du lịch sinh thái, chuyển giao công nghệ.
Ngoài 3 khu đô thị, H.Long Thành quy hoạch thêm 2 vùng khác để khai thác hết các tiềm năng, lợi thế từ sân bay mang lại. Trong đó, quy hoạch khu vực chức năng đặc thù cho sân bay với diện tích khoảng 9.260ha thuộc xã Cẩm Đường, một phần các xã: Bình Sơn, Bàu Cạn, Long Phước, Long An. Vùng này sẽ triển khai những dự án riêng để khai thác tối đa giá trị kinh tế do sân bay mang lại thông qua việc phát triển mạnh các trung tâm dịch vụ cấp quốc tế, khu dân cư, công nghiệp hỗ trợ, ngành công nghiệp liên quan đến hàng không, khu logistics quốc tế chất lượng cao.
Vùng công nghiệp đô thị dịch vụ, nông nghiệp công nghệ cao gần 10,9 ngàn ha thuộc địa bàn các xã Phước Bình, Tân Hiệp, một phần các xã Bàu Cạn, Phước Thái, Long Phước. Khu vực này sẽ phát triển công nghiệp, nông – lâm nghiệp, dịch vụ du lịch kèm các khu dân cư, khu tái định cư, kho bãi…
Quy hoạch khu dân cư và khu chức năng tại Khu đô thị Long Thành
Theo Sở Xây dựng Đồng Nai, các khu chức năng đô thị xung quanh sân bay Long Thành sẽ được quy hoạch theo mô hình vệ tinh, cách cảng hàng không khoảng 15km.
→ Bản đồ quy hoạch sử dụng đất huyện Long Thành mới nhất
5 phân vùng phát triển vùng H.Long Thành gồm:
Vùng đô thị TT.Long Thành mở rộng và khu phức hợp công nghiệp, đô thị – dịch vụ Long Thành (phân vùng 1 gồm: TT.Long Thành, xã Tam An và một phần các xã An Phước, Long Đức, Lộc An);
Vùng đô thị Bình Sơn nằm ở phía Đông Bắc của huyện (phân vùng 2 bao gồm một phần các xã Bình Sơn, An Phước, Lộc An, Long Đức và Bình An);
Vùng dịch vụ thương mại – đô thị hỗn hợp phía Tây huyện (phân vùng 3 bao gồm: một phần các xã Long An, Long Phước và Phước Thái);
Vùng khu vực chức năng đặc thù cảng hàng không quốc tế (sân bay) Long Thành (phân vùng 4 gồm: xã Bàu Cạn và một phần các xã Long An, Long Phước, Cẩm Đường và Bàu Cạn);
Vùng công nghiệp đô thị dịch vụ – nông nghiệp công nghệ cao phía Nam sân bay Long Thành (phân vùng 5 gồm: các xã Phước Bình, Tân Hiệp và một phần các xã Phước Thái, Long Phước và Bàu Cạn).
Theo đề xuất của Sở Xây dựng, về ranh giới của vùng phụ cận Cảng hàng không quốc tế Long Thành thì phía Bắc giáp TP.Biên Hòa, phía Tây giáp sông Đồng Nai, phía Đông giáp huyện Trảng Bom, Cẩm Mỹ và phía Nam giáp huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Sở này cũng cho hay quy mô, vị trí của từng khu chức năng cụ thể sẽ được tính toán và xác định trong nghiên cứu đồ án quy hoạch sau này.