Bến Cát là thị xã có vị trí quan trọng, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, đây cũng được xem là một trong những đô thị động lực tại phía Bắc của tỉnh. Vì vậy, việc quy hoạch đất tại thị xã này cho thấy sự phát triển không ngừng về hạ tầng và kinh tế – xã hội. Bài viết này của chúng tôi sẽ đề cập thêm về thông tin quy hoạch tại Bến Cát, nếu quan tâm thì đừng bỏ qua bài viết nhé!
1. Một vài thông tin cơ bản về tiềm năng của thị xã Bến Cát
2. Thông tin quy hoạch Bến Cát
3. Tổng quan quy hoạch xã Bến Cát
3.1 Mô hình và tổ chức không gian đô thị
3.2 Không gian cây xanh và mặt nước
3.3 Hệ thống giáo dục và y tế
3.4 Hạ tầng kỹ thuật – hạ tầng giao thông thị xã Bến Cát
4. 4. Quy hoạch sử dụng đất thị xã Bến Cát như thế nào?
1. Một vài thông tin cơ bản về tiềm năng của thị xã Bến Cát
Bến Cát là một trong những thị xã có vị trí quan trọng của tỉnh Bình Dương, cách trung tâm thành phố Thủ Dầu Một 20km. Nơi đây được đầu tư hạ tầng giao thông rất bài bản, không chỉ vậy Bến Cát còn sở hữu vị trí giao thông thuận tiện , kết nối với Bình Dương, Bình Phước và Hồ Chí Minh.
Như những thuận lợi đã phân tích ở trên thì Bến Cát có những điều kiện thuận lợi để phát triển bất động sản. Bởi lẽ, nơi đây có rất nhiều các khu công nghiệp, nhu cầu nhà ở của người lao động cũng nhiều. Việc đầu tư vào thị trường bất động sản này phải chăng đem lại tiềm năng rất lớn, cho nên chính phủ mới có quyết định quy hoạch nơi đây?
2. Thông tin quy hoạch Bến Cát
UBND tỉnh Bình Dương đã ban hành quyết định quy hoạch thị xã Bến Cát vào năm 2012, dự định sẽ kéo dài đến năm 2030, nhằm tạo ra sự tương thích giữa định hướng phát triển và mục tiêu phát triển của địa phương này.
Cụ thể, thị trấn Mỹ Phước và 7 xã: Thới Hòa, Tân Định, Hòa Lợi, Chánh Phú Hòa, An Điền, Phú An, An Tây thuộc huyện Bến Cát trước đây sẽ quy hoạch thành thị xã Bến Cát; Thới Hòa, Tân Định, Hòa Lợi, Chánh Phú Hòa và thị trấn Mỹ Phước sẽ được chuyển thành 5 phường có tên tương ứng và các xã còn lại sẽ được đổi tên thành Bàu Bàng.
3. Tổng quan quy hoạch xã Bến Cát
Việc quy hoạch Bến Cát được xác định với 3 mục tiêu chính:
Trước hết, để đáp ứng yêu cầu các phương án quy hoạch của tỉnh Bình Dương. Thứ hai, UBND tỉnh Bình Dương muốn tập trung xây dựng thị xã Bến Cát trở thành một thị xã phát triển bền vững , phát triển theo hướng văn minh, hiện đại với hệ thống cơ sở hạ tầng bền vững, kỹ thuật đồng bộ, hiện đại.
Cuối cùng, UBND muốn biến Bến Cát trở thành đô thị có tiềm lực kinh tế xã hội phát triển nhất Bình Dương, khai thác hiệu quả và tiềm năng của khu vực này. Đồng thời, duy trì tốc độ phát triển kinh tế – xã hội và tiềm năng bất động sản của địa phương này.
3.1 Mô hình và tổ chức không gian đô thị
Theo kế hoạch quy hoạch xã Bến Cát thì cơ quan hành chính tỉnh Bình Dương đã có những kế hoạch như sau:
Giai đoạn tới năm 2030: phát triển Bến Cát theo mô hình đô thị công nghiệp – dịch vụ, kết nối hạ tầng theo tiêu chí của đô thị. Đặc biệt, một phần sông Thị Tính sẽ đi vào khai thác như là trục quan đô thị.
Giai đoạn sau năm 2030: Từ mô hình đô thị công nghiệp – dịch vụ sang mô hình dịch vụ – công nghiệp trên cơ sở phát triển các khu chức năng đô thị theo chiều sâu. Tiếp tục khai thác thêm sông Sài Gòn là trục cảnh quan đô thị, cho phép điều chỉnh các dự án theo hướng đất công nghiệp và đất dân cư được chuyển sang đất dịch vụ
Hình thành các trục đường chính khu đô thị mạng ô cờ để tạo điều kiện thuận lợi trong tổ chức giao thông đồng thời tạo cảnh quan kiến trúc, các điểm nhấn công trình …
3.2 Không gian cây xanh và mặt nước
Kế hoạch quy hoạch xã Bến Cát được thực hiện như sau:
Trước tiên, UBND xã cho quy hoạch, cải tạo diện tích ven sông, cụ thể là tăng cường trồng thêm cây xanh mới tại khu vực ven sông Thị Tính. Ngoài ra, chính quyền địa phương còn yêu cầu các dân cư gần đây cùng nhau giữ gìn vệ sinh các con sông, hồ, suối và khôi phục chúng lại như trước đây, nhằm cân bằng hệ sinh thái, tăng cường khả năng thoát nước cho thị xã này.
3.3 Hệ thống giáo dục và y tế
Tập trung xây dựng các trường đại học hiện đại, chuẩn mực, phát triển các trường dạy nghề tại địa phương. Đồng thời, đẩy mạnh xã hội hóa thông qua việc nâng cấp và xây dựng các trường mẫu giáo, nhà trẻ công lập. Tiếp tục khai thác cơ sở y tế công lập gồm bệnh viện đa khoa Bến Cát quy mô 100 giường và các trạm y tế của xã.
3.4 Hạ tầng kỹ thuật – hạ tầng giao thông thị xã Bến Cát
Thông qua bản đồ quy hoạch thị xã Bến Cát, chúng ta có thể thấy rõ sự phát triển tập trung phần lớn vào việc xây dựng các trục giao thông huyết mạch, tăng đường đầu nối để rút ngắn khoảng cách và thời gian di chuyển, giúp cho việc di chuyển ở đường bộ, đường thủy,… trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn, đúng như định hướng chung của quy hoạch giao thông Bình Dương.
4. Quy hoạch sử dụng đất thị xã Bến Cát như thế nào?
Với mục đích đẩy mạnh tiến độ diện mạo của Bến Cát và chuyển dịch cơ cấu kinh tế phù hợp với định hướng phát triển của địa phương, việc quy hoạch đã có những kế hoạch sau về kế hoạch sử dụng đất:
Đất phát triển khu công nghiệp tập trung: Khuyến khích các cơ sở công nghiệp đang hoạt động chuyển hướng đổi mới công nghệ nâng cao giá trị gia tăng.
Đất công nghiệp nằm ngoài khu công nghiệp: các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường buộc phải di dời hoặc chuyển đổi công năng hoạt động, khuyến khích họ chuyển đổi mục đích hoạt động sang lĩnh vực dịch vụ.
Đất nông nghiệp: giai đoạn 2020-2030 tập trung nghiên cứu quy hoạch xây dựng không gian nông nghiệp, nhà vườn theo lưu vực sông Sài Gòn và sông Thị Tính.
Đất xây dựng nhà ở: Chính quyền địa phương khuyến khích người dân hãy cải tạo nhà ở, xây dựng công trình theo hướng cao tầng nhằm tạo nên bộ mặt kiến trúc đô thị tiên tiến, hiện đại, ưu tiên phát triển các dự án nhà ở dành cho người có thu nhập cao, dự án khu đô thị mới và tái định cư.
Trên đây là một vài thông tin về quy hoạch xã Bến Cát mà chúng tôi muốn gửi đến các bạn. Hy vọng bài viết này sẽ đem đến cho bạn nhiều kiến thức bổ ích. Truy cập website để biết thêm nhiều thông tin khác nhé.