Tư vấn quy trình đầu tư dự án xây dựng nhà máy, nhà xưởng

Giấy tờ thủ tục pháp lý luôn được coi là phần khó và phức tạp khi thực hiện dự án đầu tư. Nhiều doanh nghiệp muốn mở rộng quy mô bằng cách đầu tư xây dựng nhà xưởng sản xuất nhưng thường mất nhiều thời gian tìm hiểu quy trình mà vẫn không biết bắt đầu từ đâu. Nhiều khi mải loay hoay tìm tòi, doanh nghiệp lại vụt mất cơ hội kinh doanh hiếm có hoặc mất đi “nhiệt” đầu tư ban đầu. Vì vậy, rongdat.net đóng vai trò là người trợ lý tin cậy của khách hàng, chúng tôi sẽ tóm tắt lại cơ bản đầy đủ quy trình thực hiện đầu tư dự án dựa trên quy định của pháp luật cũng như kinh nghiệm của mình để doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan, liền mạch và mạnh dạn đầu tư mà không còn nỗi lo về pháp lý. Quy trình này được áp dụng đối với những dự án xây dựng nhà xưởng trong Khu công nghiệp, Cụm công nghiệp.

rongdat.net 01

Tư vấn quy trình đầu tư dự án xây dựng nhà máy, nhà xưởng

Đầu tiên sau khi có ý tưởng đầu tư, doanh nghiệp nên nên cân đối năng lực tài chính của mình để lên vốn đầu tư dự kiến cho dự án.

Theo Khoản 2, khoản 4 Điều 14 của Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều, khoản của Luật Đất đai Quy định chi tiết về điều kiện đối với người được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư như sau:

Điều kiện về năng lực tài chính để bảo đảm việc sử dụng đất theo tiến độ của dự án đầu tư được quy định như sau:

a) Có vốn thuộc sở hữu của mình để thực hiện dự án không thấp hơn 20% tổng mức đầu tư đối với dự án có quy mô sử dụng đất dưới 20 héc ta; không thấp hơn 15% tổng mức đầu tư đối với dự án có quy mô sử dụng đất từ 20 héc ta trở lên;

b) Có khả năng huy động vốn để thực hiện dự án từ các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các tổ chức, cá nhân khác.”

Theo quy định của luật, vốn chủ sở hữu không thấp hơn 20% tổng mức đầu tư đối với dự án có quy mô sử dụng đất dưới 20 héc ta; không thấp hơn 15% tổng mức đầu tư đối với dự án có quy mô sử dụng đất từ 20 héc ta trở lên. Tuy nhiên theo kinh nghiệm của chúng tôi khi làm dự án, vốn chủ sở hữu nên tối thiểu là 30% tổng vốn đầu tư dự án để đảm bảo điều kiện vay vốn của một số ngân hàng. Ngoài ra còn lại 70% tổng vốn đầu tư sẽ là vốn vay và vốn huy động từ các nguồn khác.

Sau khi đã thống nhất cơ bản ý tưởng, mục tiêu cũng như nguồn vốn dự kiến của dự án, nhà đầu tư tiến hành đi tìm địa điểm đầu tư phù hợp. Hiện nay các dự án đăng ký đầu tư trong Khu công nghiệp (KCN) sẽ được hưởng rất nhiều ưu đãi, không chỉ có ưu đãi về thuế, thủ tục đầu tư dự án trong KCN nhanh gọn hơn rất nhiều sơ với dự án bên ngoài. Thêm vào đó, hiện nay nhà nước cũng hạn chế hơn trong việc cấp phép đầu tư cho những dự án sản xuất ngoài KCN. Do vậy, chúng tôi khuyên khách hàng nên lựa chọn địa điểm đầu tư là các Khu công nghiệp tiềm năng trên khắp cả nước. Thông qua đơn vị dịch vụ, doanh nghiệp sẽ được tư vấn nên lựa chọn KCN nào là phù hợp với nhu cầu của mình nhất, về cả giá thành, vị trí địa lý, tiềm năng phát triển,…..Mỗi KCN lại có những thế mạnh và chính sách khác nhau vì vậy trước khi lựa chọn KCN nào, nhà đầu tư phải đưa ra những tiêu chí để so sánh và đàm phán với các KCN đó. Sau khi đàm phán xong, doanh nghiệp thực hiện ký kết thư chào thuê hoặc thỏa thuận nguyên tắc xác nhận việc lựa chọn lô đất này trong KCN để đầu tư và thống nhất tiến độ thanh toán.

008

Điều kiện về năng lực tài chính để bảo đảm việc sử dụng đất theo tiến độ của dự án đầu tư
Thực hiện xong bước lựa chọn được địa điểm, doanh nghiệp tiến hành đăng ký đầu tư và xin giấy phép xây dựng (GPXD):

Bước 1: Đăng ký pháp nhân mới để đầu tư (nếu có) và xin Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Trường hợp nhà đầu tư chưa thành lập pháp nhân thì nên đăng ký thành lập doanh nghiệp để đầu tư. Đối với việc xin Giấy chứng nhận đầu tư, doanh nghiệp cần phải ghi rõ thông tin của doanh nghiệp mình, các cổ đông, vốn góp vào dự án, mục tiêu, sản phẩm, công suất, quy mô, tiến độ và dòng tiền của dự án

Bước 2: Ký hợp đồng thuê đất chính thức với Khu công nghiệp

Trong giai đoạn đàm phán, doanh nghiệp cũng đã được Khu công nghiệpgửi cho bản mẫu hợp đồng để xem xét và nghiên cứu. Đối với 1 số Khu công nghiệp, khi nhà đầu tư xin xong Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì mới ký hợp đồng chính thức.

Bước 3: Khảo sát địa chất, thiết kế quy hoạch tổng mặt bằng và xin thông tin quy hoạch

Đến bước này nhà đầu tư bắt đầu phải làm việc với các đơn vị dịch vụ thiết kế quy hoạch và khảo sát địa chất. Nếu nhà đầu tư lựa chọn được đơn vị uy tín thì sẽ tối ưu được diện tích đất được xây dựng.

Bước 4: Thiết kế cơ sở, thẩm tra thiết kế

Thiết kế cơ sở là bản vẽ thiết kế mở đầu cho hoạt động xây dựng, được thực hiện trong giai đoạn lập Dự án đầu tư xây dựng. Bản vẽ thiết kế cơ sở phải thể hiện được các thông số kỹ thuật phù hợp theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn đã đề ra để triển khai thực hiện các bước thiết kế tiếp theo trong hoạt động xây dựng.

Bước 5: Xin phê duyệt Kế hoạch bảo vệ môi trường (KHM) hoặc Đánh giá tác động môi trường (DTM)

Đánh giá môi trường là đánh giá các hậu quả môi trường (tích cực lẫn tiêu cực) của một kế hoạch, chính sách, chương trình, hoặc các dự án thực tế trước khi quyết định tiến hành thực hiện hay không. Việc lựa chọn xem dự án thuộc diện làm KHM và DTM được quy định ở Nghị định 40/2019/NĐ-CP của Chính Phủ

Bước 6: Xin phê duyệt thiết kế Phòng cháy chữa cháy

Thẩm duyệt về phòng cháy chữa cháy là việc cơ quan quản lý trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy thực hiện việc kiểm tra đối chiếu các nội dung an toàn phòng chống cháy nổ với các quy định theo quy chuẩn, tiêu chuẩn và các văn bản pháp luật về phòng cháy chữa cháy nhằm đảm bảo các yêu cầu về phòng cháy chữa cháy, cơ sở để cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép phê duyệt dự án và thiết kế xây dựng.

Bước 7: Xin Giấy phép xây dựng

Giấy phép xây dựng là văn bản pháp lý do cơ quan chức năng cấp trước khi khởi công xây dựng công trình. Sau khi hoàn thành xong các bước trước đó, ở bước này nhà đầu tư nộp toàn bộ bộ hồ sơ pháp lý của dự án, các bản vẽ, các giấy chứng nhận hoặc phê duyệt đã được cấp phép đến cơ quan có thẩm quyền để được cấp Giấy phép xây dựng

Bước 8: Xây dựng và hoàn công

Nhà đầu tư lựa chọn đơn vị thi công và tiến hành thi công công trình.

rongdat.net 02

Xây dựng và hoàn thiện nhà xưởng
Nói chung, thực hiện dự án có nhiều công đoạn, mỗi công đoạn lại có những khó khăn và phải làm việc với nhiều đơn vị chuyên môn khác nhau ở các bước. Mỗi đơn vị lại có một thế mạnh và có những ưu điểm riêng. Tuy nhiên, để các đơn vị này kết hợp nhuần nhuyễn với nhau, không bị xung đột thì nhà đầu tư và doanh nghiệp phải bỏ ra rất nhiều công sức.

rongdat.net luôn đồng hành hỗ trợ ‘’trở thành người trợ lý đắc lực của khách hàng”, sẽ đồng hành tư vấn cho khách hàng từ khi tìm địa điểm đầu tư cho đến giai đoạn xây dựng công trình (bao gồm tất cả các bước đã đề cập ở trên). Ngoài ra việc sử dụng dịch vụ trọn gói, khách hàng sẽ đẩy nhanh được tiến độ và tiết kiệm chi phí hơn rất nhiều. Nếu khách hàng đang có ý định đầu tư hay đang thắc mắc về bất cứ phần nào của dự án có thể liên hệ chúng tôi để nhận được tư vấn

Bài viết không được phép copy.