Danh mục
Hiện trạng công nghiệp tỉnh Kiên Giang
Khu công nghiệp
Cụm công nghiệp
Quy hoạch khu, cụm công nghiệp tỉnh Kiên Giang
Các khu vực tập trung công nghiệp
Khu công nghiệp
Cụm công nghiệp
Quy hoạch phát triển khu, cụm công nghiệp tỉnh Kiên Giang thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Hiện trạng công nghiệp tỉnh Kiên Giang
Khu công nghiệp
Theo quy hoạch chung được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, đến năm 2020 tỉnh Kiên Giang có 05 khu công nghiệp (KCN). Tuy nhiên, hiện tại chỉ có 2/5 KCN đi vào hoạt động, gồm KCN Thạnh Lộc và KCN Thuận Yên. Nhìn chung, các KCN theo quy hoạch của Tỉnh được đặt tại các khu vực/vùng ven biển, có lợi thế về nguyên vật liệu đầu vào thủy hải sản, có tiềm năng phát triển công nghiệp sản xuất và chế biến thủy hải sản.
Chú ý : Độc giả kéo đến cuối bài viết để thấy link Download bản đồ (nếu có)
Điển hình, KCN Thạnh Lộc có tỷ trọng đóng góp lớn giá trị sản xuất công nghiệp cho huyện Châu Thành cũng như Kiên Giang, và chủ yếu là từ ngành công nghiệp sản xuất và chế biến thủy hải sản.
KCN Thuận Yên (TP. Hà Tiên) tập trung kêu gọi đầu tư và phát triển một số ngành nghề như: sản xuất da giày, may mặc và các sản phẩm có liên quan; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính, sản phẩm quang học; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác. Tuy nhiên, KCN Thuận Yên chưa có đóng góp nhiều vào tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp của tỉnh.
Có những lợi thế tương tự như Thạnh Lộc, nhưng KCN Tắc Cậu vẫn đang trong giai đoạn quy hoạch và chưa triển khai lập đồ án QHCT,
trong đó tập trung thu hút đầu tư sản xuất công nghiệp với các ngành nghề như: chế biến và kinh doanh hàng nông thủy hải sản, nông, lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa).
KCN Xẻo Rô thuộc huyện An Biên cũng có lợi thế vị trí địa lý gần nguồn nguyên vật liệu đầu vào như: thủy hải sản, lúa, v.v. Vì thế, theo quy hoạch, KCN Xẻo Rô đang thu hút đầu tư các lĩnh vực công nghiệp chế biến thủy hải sản; chế biến lương thực, thực phẩm; công nghiệp cơ khí; công nghiệp đóng tàu; sản xuất vật liệu xây dựng và một số ngành nghề khác.
KCN Kiên Lương II thuộc huyện Kiên Lương có lợi thế gần nguồn khoáng sản, phát triển công nghiệp chế biến vật liệu xây dựng (đặc biệt là sản xuất xi măng). Đồng thời, KCN này còn có lợi thế kinh tế biển với nguồn thủy hải sản dồi dào, có thể phát triển công nghiệp sản xuất và chế biến thủy sản, nhưng vẫn chưa được triển khai lập đồ án quy hoạch chi tiết.
Cụm công nghiệp
Theo điều chỉnh quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp (CCN) được UBND Tỉnh phê duyệt đến năm 2025, toàn tỉnh sẽ phát triển tổng số 14 CCN với tổng diện tích là 608 ha, trong đó thời kỳ 2016-2020, phát triển 06 cụm, diện tích là 235 ha.
Tuy nhiên, đến năm 2020, toàn tỉnh có 04 CCN được thành lập, diện tích 182,3 ha; 03 CCN được phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng, tỷ lệ 1/500, diện tích 123,2 ha; và 03 CCN có nhà đầu tư hạ tầng.
Trong đó CCN Vĩnh Hòa Hưng Nam với diện tích 30 ha đã triển khai đầu tư hoàn thành cơ bản kỹ thuật có thể cho thuê đất sản xuất kinh doanh. CCN này đã thu hút được 03 dự án đầu tư, tỷ lệ lấp đầy đạt 25,83% (đang thực hiện thỏa thuận cho thuê đất nâng tổng diện tích thuê đất lên 14,6ha, tỷ lệ lấp đầy đạt 81,11%).
Các CCN còn lại đang thực hiện các thủ tục pháp lý về đầu tư, chưa triển khai hạ tầng. Các CCN được bố trí ngay trên các tuyến đường quốc lộ, có lợi thế về giao thông đường không những đường bộ mà cả đường thủy.
Đồng thời, các CCN được bố trí tại những khu vực có nguồn nguyên vật liệu dồi dào như: thủy hải sản, lúa, khoáng sản, v.v. Theo quy hoạch đầu tư giao thông cho ĐBSCL đến năm 2030, các tuyến đường cao tốc kết nối Kiên Giang và TP.HCM cũng như các tuyến đường trục ngang tạo nhiều cơ hội phát triển cho các KCN cũng như các CCN của Tỉnh.
Quy hoạch khu, cụm công nghiệp tỉnh Kiên Giang
Các khu vực tập trung công nghiệp
(1) Khu vực công nghiệp nằm dọc trục QL 80, song song cao tốc Lộ Tẻ – Rạch Sỏi: Tiếp tục duy trì và bố trí phát triển mới các KCN, CCN gồm (1) 03 KCN: KCN Thuận Yên, KCN Kiên Lương, KCN Thạnh Lộc; (2) 04 CCN: CCN Hà Giang, CCN Bình Sơn, CCN Kiên Lương, CCN Đông Bắc Vĩnh Hiệp.
(2) Khu vực công nghiệp nằm dọc trục QL 61, ĐT963B, ĐT963: Tiếp tục duy trì và bố trí phát triển mới 05 cụm công nghiệp gồm: CCN Long Thạnh, CCN Vĩnh Hòa Hưng Nam (GĐ 1), CCN Cái Tư, CCN Thạnh Hưng, CCN Thạnh Trị.
(3) Khu vực công nghiệp nằm dọc trục QL 63, ĐT967, ĐT968, ĐT964: Tiếp tục duy trì và bố trí phát triển mới các KCN, CCN gồm (1) 02 KCN: KCN Xẻo Rô, KCN Tắc Cậu; (2) 04 CCN: CCN Bình An, CCN Đông Hưng B, CCN Thạnh Phú, CCN Vĩnh Thuận (Vĩnh Phong).
(4) Khu vực công nghiệp tại đảo Phú Quốc (1) CCN Hàm Ninh (xã Hàm Ninh, diện tích 59,16 ha), (2) CCN sản xuất nước mắm khu 2 (thị trấn An Thới, diện tích 20,65 ha).
Khu công nghiệp
Từ thực trạng phát triển (thành lập, QHPK, QHCT, hạ tầng kỹ thuật) lô đất công nghiệp trong KKT cửa khẩu Hà Tiên và các KCN trên địa bàn, các dự án công nghiệp đang triển khai và được quy hoạch đầu tư, dự kiến quy hoạch định hướng (vì điều chỉnh quy hoạch phát triển các KCN là do Bộ kế hoạch và Đầu tư lập, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt) phát triển các KCN như dưới đây:
Lô đất công nghiệp trong khu kinh tế cửa khẩu Hà Tiên: Sau năm 2025, thực hiện lập QHCT, thu hút đầu tư và xây dựng hạ tầng lô đất công nghiệp 10 ha, giảm so với quy hoạch KKT cửa khẩu Hà Tiên (83 ha) vì khó khăn trong giải phóng mặt bằng, với vốn đầu tư 80 tỷ đồng.
Ưu tiên thu hút đầu tư các cơ sở công nghiệp sản xuất, chế biến, gia công hàng xuất khẩu (và tạm nhập tái xuất), hàng gia dụng và hỗ trợ xuất khẩu.
Sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đồ án Quy hoạch chung Thành phố Hà Tiên và Khu Kinh tế cửa khẩu Hà Tiên, giai đoạn 2021-2025 lập QHPK mới và điều chỉnh các khu chức năng thuộc Khu kinh tế cửa khẩu Hà Tiên làm cơ sở triển khai thực hiện các dự án và kêu gọi đầu tư. Ưu tiên thu hút đầu tư các cơ sở công nghiệp sản xuất, chế biến, gia công hàng xuất khẩu (và tạm nhập tái xuất), hàng gia dụng, hỗ trợ xuất khẩu và nhóm ngành công nghiệp khác.
Các khu công nghiệp: Tỷ lệ lấp đầy (bằng tổng diện tích đất của các công trình, dự án được cấp GCNĐT trên tổng diện tích đất công nghiệp cho thuê của các KCN theo QHPK) bình quân chung các KCN được triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng đạt 65÷70% vào năm 2025. Trong đó:
(1) KCN Thạnh Lộc:
Đến năm 2021 – 2025, tập trung giải phóng mặt bằng, giao đất sạch cho nhà đầu tư để xây dựng hạ tầng trong kỳ 2021-2025 và tiếp theo. Dự kiến vốn đầu tư hạ tầng kỹ thuật giai đoạn II và một phần còn lại của giai đoạn I dự kiến là 2.341 tỷ đồng. Song song với
đó, đề nghị tích cực triển khai đầu tư xây dựng khu nhà ở công nhân theo hướng nhà ở xã hội để tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư công nghiệp nói riêng, đồng thời, đảm bảo ổn định xã hội nói chung trên địa bàn.
Ngành nghề thu hút đầu tư: công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng; công nghiệp cơ khí và thủ công mỹ nghệ xuất khẩu; may mặc, giày da xuất khẩu, công nghiệp tiêu dùng và các ngành công nghiệp khác.
Giai đoạn 2026-2030: tiếp tục mời gọi đẩy mạnh thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế vào khu công nghiệp Thạnh Lộc. Đối với Khu ở công nhân Thạnh Lộc (60,43 ha), UBND Kiên Giang cần xem xét và bố trí ngân sách nhằm tạo quỹ đất sạch kêu gọi đầu tư và đáp ứng nhu cầu bức thiết về nhà ở cho công nhân lao động trong KCN Thạnh Lộc, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển khu công nghiệp này gắn với phát triển đô thị và đảm bảo các dịch vụ xã hội cơ bản.
(2) KCN Thuận Yên:
Giai đoạn 2021-2025, hoàn thành điều chỉnh dự án, giải phóng mặt bằng và đầu tư hạ tầng của KCN. Tích cực thu hút đầu tư, từng bước xây dựng hạ tầng kỹ thuật của KCN.
Phấn đấu đầu tư xong nhà máy xử lý nước thải tập trung. Tổng nhu cầu vốn đầu tư là 465 tỷ đồng, không kể số vốn đã thực hiện.
Ngành nghề thu hút đầu tư: Sản xuất tiểu thủ công nghiệp, thủ công mỹ nghệ xuất khẩu, thủy sản, lắp ráp điện tử, may mặc, giày da xuất khẩu, công nghiệp tiêu dùng, sản xuất vật liệu xây dựng, đồ mộc gia dụng, và các ngành công nghiệp khác.
Giai đoạn 2026-2030: tiếp tục mời gọi đẩy mạnh thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế vào khu công nghiệp Thuận Yên, Cụm công nghiệp Hà Tiên.
(3) KCN Xẻo Rô:
Giai đoạn 2021-2025, hoàn thành dự án đầu tư, giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật KCN, tổng mức đầu tư dự kiến là 3.171 tỷ đồng.
Sau năm 2025: lập điều chỉnh QHPK mở rộng, đầu tư hạ tầng kỹ thật với quy mô tăng thêm khoảng 60 ha hoặc 68 ha (trong trường hợp không triển khai KCN Tắc Cậu nhằm không làm thay đổi tổng diện tích đất các KCN trên địa bàn tại Công văn số 2628/TTgKTN ngày 22/12/2014 về việc điều chỉnh quy hoạch phát triển các khu công nghiệp và hệ thống xử lý nước thải tập trung tại các khu công nghiệp).
Điều này cần được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận, cho phép điều chỉnh cục bộ các KCN trên địa bàn. Dự kiến vốn đầu tư hạ tầng kỹ thuật của 60 ha mở rộng KCN này vào khoảng 350 tỷ đồng.
Song song đó, đề nghị tích cực triển khai đầu tư xây dựng khu dân cư – tái định cư (30,03 ha) của Tổ hợp KCN Xẻo Rô (ưu tiên đầu tư xây dựng nhà ở xã hội trước) để tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư công nghiệp nói riêng, đồng thời, đảm bảo ổn định xã hội nói chung trên địa bàn.
Ngành thu hút đầu tư: công nghiệp chế biến; công nghiệp năng lượng; công nghiệp dệt may; công nghiệp cơ khí (đóng mới và sửa chữa tàu); công nghiệp vật liệu xây dựng và nhóm ngành công nghiệp khác.
Giai đoạn 2026-2030: tiếp tục mời gọi đẩy mạnh thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế vào khu công nghiệp Xẻo Rô.
(4) KCN Kiên Lương II:
Việc lập, duyệt QHCT và đầu tư xây dựng KCN này nên được xem xét trong giai đoạn sau năm 2025.
Ngành nghề thu hút đầu tư: các ngành công nghiệp phụ trợ, hàng tiêu dùng, chế biến thủy hải sản, và nhóm ngành công nghiệp khác.
(5) KCN Tắc Cậu:
Giai đoạn 2021-2030: Triển khai lập xong đồ án quy hoạch phân khu của KCN Tắc Cậu trong giai đoạn đến năm 2030 và kêu gọi nhà đầu tư đến đăng ký tiếp nhận dự án. Định hướng sẽ hình thành dịch vụ thương mại, dịch vụ hậu cần nghề cá và các nhà máy chế biến thuỷ sản,… trong KCN Tắc Cậu.
Ngành nghề thu hút đầu tư: Kêu gọi các doanh nghiệp, nhà đầu tư đến tìm hiểu và đầu tư dự án xây dựng và phát triển kết cấu hạ tầng phục vụ cho ngành chế biến thuỷ sản; đóng tàu; sản xuất nước đá, hậu cần nghề cá và nhóm ngành công nghiệp khác.
Cụm công nghiệp
Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh, nhiệm kỳ 2020-2025, Sở Công Thương đã tham mưu trình Tỉnh ủy, UBND tỉnh ban hành Chương trình, Kế hoạch phát triển ngành công nghiệp tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030 và Chương
trình hỗ trợ đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2021-2025.
Theo đó, đến năm 2025 phải đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng 03 CCN gồm: Vĩnh Hòa Hưng Nam – Gò Quao (diện tích 30ha); Bình An – Châu Thành (diện tích 30ha) và Hàm Ninh – Phú Quốc (diện tích 59,16ha).
Dự kiến trong giai đoạn 2022-2023 phải hoàn chỉnh các thủ tục về đầu tư (thành lập CCN, phê duyệt QHCT 1/500,…), hoàn thành bồi thường, giải phóng bàn giao đất sạch cho nhà đầu tư.
Do đó, việc trễ tiến độ xây dựng, phê duyệt và tích hợp phương án phát triển CCN vào quy hoạch tỉnh sẽ ảnh hướng lớn đến mục tiêu của Nghị quyết Tỉnh ủy.
CCN Hà Giang, TP. Hà Tiên – 50ha: tiếp tục đưa vào quy hoạch với vai trò các CCN hiện trạng, hoàn thiện đầu tư hạ tầng và thu hút các dự án đầu tư sản xuất công nghiệp ở giai đoạn 2026-2030.
CCN Hà Giang thu hút các dự án đầu tư ngành công nghiệp phát triển chủ yếu cấp tiểu vùng là: Sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến thủy sản, lắp ráp điện tử; công nghiệp cơ khí, khai thác phân bón, hóa chất.
CCN Vĩnh Hòa Hưng Nam, huyện Gò Quao – 30 ha: Đã hoàn thành đầu tư giai đoạn 1 – 30 ha, rút khỏi quy hoạch CCN giai đoạn 2 – 31,16ha. Dự kiến trong giai đoạn 2022- 2023 phải hoàn chỉnh các thủ tục về đầu tư (thành lập CCN, phê duyệt QHCT 1/500,…), hoàn thành bồi thường, giải phóng bàn giao đất sạch cho nhà đầu tư.
CCN Vĩnh Hòa Hưng Nam thu hút đầu tư ngành nghề : sản xuất hàng tiêu dùng; sản xuất vật liệu xây dựng; chế biến lương thực, thực phẩm, nông – thủy – hải sản; ngành may mặc, giày da…. thân thiện với môi trường; công nghiệp cơ khí phục vụ nông, lâm, đánh bắt hải sản, giao thông vận tải; công nghiệp hỗ trợ.
CCN Đông Bắc Vĩnh Hiệp, TP. Rạch Giá – 45 ha: Được quy hoạch ở giai đoạn 2011 – 2020 với hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung tương đối thuận lợi song chưa thu hút được nhà đầu tư hạ tầng; giữ nguyên vị trí, quy mô, ranh giới, tính chất so với QH426.
Giai đoạn 2021– 2025 tiếp tục kêu gọi đầu tư hạ tầng; thu hút các dự án đầu tư ngành sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến thủy sản, lắp ráp điện tử; công nghiệp cơ khí, khai thác phân bón, hóa chất.
CCN Đông Hưng B, huyện An Minh – 30 ha: Kết cấu hạ tầng đã hình thành, có tuyến đường Xuyên Á đi qua, gần vùng nguyên liệu nuôi tôm. Đề xuất phát triển ở giai đoạn 2026 – 2030: Thu hút các dự án đầu tư ngành chế biến thủy sản, nước đá; chế biến thức ăn
gia súc, gia cầm; công nghiệp cơ khí; công nghiệp hỗ trợ.
CCN Thạnh Hưng I, huyện Giồng Riềng – 50 ha: CCN Thạnh Hưng I nằm trên địa bàn xã Thạnh Hưng, huyện Giồng Riềng với diện tích 50 ha được giữ lại. Đề xuất chuyển sang giai đoạn 2026 – 2030.
Thu hút các dự án đầu tư ngành công nghiệp chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản và thực phẩm; công nghiệp cơ khí, ngành nghề truyền thống; công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng; công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng; công nghiệp hỗ trợ.
CCN Kiên Lương, huyện Kiên Lương – 50 ha: Dự kiến kết nối với đường Xuyên Á, hiện tại đường Xuyên Á Rạch Giá – Hà Tiên chưa hình thành, nên chưa thuận lợi về kết nối giao thông đường bộ, chuyển sang giai đoạn 2026-2030, giữ nguyên vị trí, tính chất, điều chỉnh quy mô còn 50 ha cho phù hợp với QC105.
Thu hút các dự án đầu tư ngành sản xuất hàng tiêu dùng truyền thống của địa phương phục vụ cho thị trường trong nước và xuất khẩu; công nghiệp chế biến nông sản, thủy sản; công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng phục vụ đặc khu kinh tế Phú Quốc; công nghiệp hỗ trợ.
CCN Bình Sơn, huyện Hòn Đất – 50 ha: Nằm trên tuyến QL.80, giáp kênh Rạch Giá – Hà Tiên, giáp đường Tám Ngàn kết nối tốt với tỉnh An Giang, đã có cơ sở sản xuất làm hạt nhân. Tuy vậy, để phù hợp với thời đoạn các quy hoạch hạ tầng khung, đề xuất triển khai ở giai đoạn 2026-2030.
Thu hút các dự án đầu tư ngành sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông thủy sản, phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp truyền thống, sản xuất sản phẩm không có mùi; sản xuất công nghiệp hỗ trợ.
CCN Vĩnh Phong, huyện Vĩnh Thuận – 50 ha: Được QH426 đưa vào giai đoạn 2016- 2020, hệ thống hạ tầng kỹ thuật khung chưa thuận lợi, chưa thu hút được nhà đầu tư hạ tầng; nên điều chỉnh sang giai đoạn 2026-2030, giữ nguyên vị trí, tính chất, điều chỉnh quy
mô còn 50 ha cho phù hợp với QC105.
Thu hút các dự án đầu tư ngành sản xuất vật liệu xây dựng; chế biến lương thực, thực phẩm, nông thủy sản; công nghiệp cơ khí; công nghiệp hỗ trợ.
CCN Long Thạnh, huyện Giồng Riềng – 32ha : Có điều chỉnh vị trí quy hoạch mới từ ấp Đường Xuồng qua ấp Năm Hải, xã Long Thạnh. Có vị trí cặp sông Cái Bé và QL.61 đã hoàn thiện, giao thông thủy bộ thuận tiện. Nằm ở trung tâm hình học của 02 CCN dự kiến ở giai đoạn 2016-2020 là Vĩnh Hòa Hưng Nam – Gò Quao giai đoạn 1 và Bình An – Châu Thành, nên đề xuất tạo quỹ đất phát triển ở giai đoạn 2026-2030.
Thu hút các dự án đầu tư ngành công nghiệp chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản và thực phẩm; công nghiệp cơ khí, ngành nghề truyền thống; công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng; chế biến thức ăn gia súc, gia cầm.
CCN Thạnh Phú, huyện An Minh – 50 ha: Giai đoạn 2021 – 2025, kêu gọi đầu tư vào CCN Thạnh Phú, xã Đông Thạnh. CCN phát huy được thế mạnh là trung tâm nguồn nguyên liệu nông thủy sản của huyện An Minh và vùng U Minh Thượng (An Biên, An Minh, U Minh Thượng, Vĩnh Thuận) và các địa phương trong vùng bán đảo Cà Mau.
Vị trí cụm công nghiệp mang tính kết nối tốt trên cơ sở tiếp xúc với tuyến đường tỉnh 967 và đường ven biển phía nam trên địa bàn huyện, hướng đến kết nối quốc lộ 63 theo tuyến đường bộ hoặc hướng dọc theo quốc lộ 63 đến cảng Xẻo Rô thuộc huyện An Biên.
Định hướng phát triển một số nhóm ngành chủ yếu như: Công nghiệp vật liệu Xây dựng; công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng; công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, nông thủy sản; công nghiệp cơ khí sản xuất vật liệu xây dựng…
CCN Bình An, huyện Châu Thành – 30ha: Vị trí gần TP. Rạch Giá; kết cấu hạ tầng khung đã hình thành, phù hợp để kêu gọi đầu tư triển khai ở giai đoạn 2021-2025. CCN thu hút các dự án đầu tư ngành công nghiệp chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản và thực phẩm; công nghiệp cơ khí, ngành nghề truyền thống; công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng; chế biến thức ăn gia súc, gia cầm.
CCN Hàm Ninh, TP. Phú Quốc – 59,16ha: giai đoạn thực hiện quy hoạch 2021- 2025 với số vốn đầu tư 1.104,34 tỷ đồng. Kiến nghị giữ nguyên theo QH2368 và dự kiến trong giai đoạn 2022-2025 phải hoàn chỉnh các thủ tục về đầu tư (thành lập CCN, phê duyệt QHCT 1/500,…), hoàn thành bồi thường, giải phóng bàn giao đất sạch cho nhà đầu tư.
CCN Sản xuất nước mắm khu 2, TP. Phú Quốc – 20,65 ha: giai đoạn thực hiện quy hoạch 2026-2030, dự kiến trong giai đoạn này phải hoàn chỉnh các thủ tục về đầu tư (thành lập CCN, phê duyệt QHCT 1/500,…), hoàn thành bồi thường, giải phóng bàn giao đất sạch
cho nhà đầu tư.
CCN Tân Hiệp, huyện Tân Hiệp – 30 ha: Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch CCN trên địa bàn huyện Tân Hiệp theo tờ trình số 191/TTr-UBND ngày 06/12/2021 của Ủy ban nhân dân huyện Tân Hiệp, trong đó điều chỉnh rút khỏi quy hoạch CCN Tân Hiệp (diện tích 30ha, xã Tân Hiệp A và Tân Hiệp B).
Các CCN đề xuất mới:
Bổ sung mới 01 CCN mới tại ấp Đông Thọ, xã Thạnh Trị, huyện Tân Hiệp (diện tích 50 ha), và 01 CCN mới tại xã Vĩnh Hòa Hưng Nam, huyện Gò Quao (diện tích 70ha), cụ thể:
CCN Thạnh Trị, huyện Tân Hiệp: Hình thành phát triển CCN Thạnh Trị trên đường Tỉnh lộ 963, vị trí gần tuyến đường Lộ Tẻ-Rạch Sỏi, phát triển những ngành nghề hoạt động có hiệu quả, tăng thu nhập của người dân.
CCN Cái Tư, huyện Gò Quao: Định hướng ngành nghề thu hút: công nghiệp chế biến nông sản – thực phẩm, công nghiệp phụ trợ nông nghiệp, ngành may mặc, giày da,,…. thân thiện với môi trường.
link Download bản đồ
rongdat.net BĐCNN_Kien_Giang_2030
rongdat.net_BĐQHCN_Kien_Giang_2030
rongdat.net_BĐQHKCN_Kien_Giang_2030