Hướng dẫn trình tự thành lập Nhà máy tại Việt Nam

Hiện nay, nhu cầu đầu tư và thành lập nhà máy tại Việt Nam đang rất lớn. Tuy nhiên không phải nhà đầu tư nào cũng nắm rõ được hết các quy định và quá trình thành lập một Nhà máy tại Việt Nam theo pháp luật. Để giải đáp những thắc mắc và tư vấn cụ thể cho các nhà đầu tư, dưới đây là trình tự thành lập một nhà máy để đi vào hoạt động tại Việt Nam theo quy định của pháp luật hiện hành:

Bước 1: Nhà đầu tư tìm kiếm vị trí đặt nhà máy, xác định địa điểm phù hợp để xây dựng nhà xưởng.

Các nhà đầu tư có thể tìm kiếm vị trí đặt nhà máy trong hoặc ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế. Địa điểm xây dựng nhà xưởng phụ thuộc vào quy mô, tính chất, đặc điểm của hoạt động sản xuất của các nhà đầu tư. Các nhà đầu tư có thể lựa chọn một trong các phương án sau đây để được phép đặt nhà máy tại địa điểm mong muốn:

(1) Thuê cơ sở vật chất – nhà xưởng đã được xây dựng sẵn từ các công ty cho thuê cơ sở hạ tầng đã được cấp phép tại Việt Nam. Phương án này phù hợp với các Nhà đầu tư có nhu cầu thuê đất dưới 8 hecta để xây dựng nhà máy.

(2) Thuê đất trong các khu công nghiệp, khu chế xuất hoặc khu công nghệ cao. Phương án này phù hợp với các Nhà đầu tư có nhu cầu thuê đất với thời hạn thuê từ 40-50 năm và diện tích thuê đất từ trên 8 hecta trở lên. Trong trường hợp nhà đầu tư muốn được hưởng các quy định đặc thù dành riêng cho doanh nghiệp chế xuất, địa điểm đặt nhà máy bắt buộc phải nằm trong khu công nghiệp hoặc khu chế xuất.

Huong dan trinh tu thanh lap Nha may tai Viet Nam 1

(3) Thuê đất trực tiếp từ Nhà nước. Phương án này phù hợp với các Nhà đầu tư có kế hoạch thuê đất từ 40-50 năm trở lên và diện tích thuê đất lớn. Điểm hạn chế của phương án này là Quý Khách hàng có thể mất khá nhiều thời gian và chi phí để đạt được phê duyệt về kế hoạch và quy hoạch sử dụng đất cũng như phương án giải phóng mặt bằng (trong trường hợp đất thuê chưa được giải phóng mặt bằng).

Trong trường hợp phía công ty trên có dự định đặt nhà máy ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế v.v., nhà đầu tư phải liên hệ với Sở tài nguyên và môi trường để được giới thiệu về địa điểm thực hiện dự án. Trong trường hợp đã tìm được địa điểm cụ thể ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao…(ví dụ, thuê lại cơ sở, nhà xưởng của doanh nghiệp khác…), công ty trên cần phải làm việc với Sở tài nguyên và môi trường của Tỉnh để tìm hiểu xem địa điểm dự kiến có phù hợp với quy hoạch sử dụng đất hay không.

Bước 2: Nhà đầu tư xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Sau khi các nhà đầu tư tìm được địa điểm đặt nhà máy phù hợp, đồng thời đã có được thỏa thuận hoặc chấp thuận nguyên tắc về địa điểm thực hiện dự án đầu tư, các nhà đầu tư sẽ phải tiến hành làm nộp hồ sơ đăng ký đầu tư tại Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao hoặc Sở kế hoạch và đầu tư của tỉnh, thành phố tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể.

+ Đối với dự án đầu tư thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho nhà đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản quyết định chủ trương đầu tư.

+ Đối với dự án đầu tư không thuộc diện quyết định chủ trương đầu tư, nhà đầu tư thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư theo quy định sau:

  • Nhà đầu tư nộp hồ sơ theo quy định cho cơ quan đăng ký đầu tư;
  • Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ, cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; trường hợp từ chối phải thông báo bằng văn bản cho nhà đầu tư và nêu rõ lý do.

(Quy định tại Luật Đầu tư 2014 và Nghị định 118/2015/NĐ-CP )

Huong dan trinh tu thanh lap Nha may tai Viet Nam

Bước 3: Đăng ký thành lập doanh nghiệp.

Sau khi hoàn tất việc cấp giấy chứng nhận đầu tư cho dự án, nhà đầu tư trên phải tiến hành thủ tục đăng ký doanh nghiệp.

  1.   Nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  2.  Công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp
  3.   Khắc con dấu của doanh nghiệp
  4.  Thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh
  5.  Thông báo áp dụng phương pháp tính thuế
  6.   Mở tài khoản ngân hàng của doanh nghiệp, đăng ký mẫu 08 tài khoản ngân hàng với cơ quan thuế, đăng ký nộp thuế điện tử
  7.   Đăng ký chữ ký số điện tử thực hiện nộp thuế điện tử
  8.   In và đặt in hóa đơn

+ Ngoài ra, trước khi đưa nhà máy vào hoạt động chính thức, doanh nghiệp sẽ phải hoàn tất việc xin các giấy phép khác nếu như lĩnh vực, sản xuất của nhà đầu tư phải đáp ứng theo quy định của pháp luật.

Ví dụ:

  • Xác nhận đáp ứng đủ các điều kiện về phòng cháy, chữa cháy;
  • Phê duyệt đề án bảo vệ môi trường.

Theo quy định hiện hành, thời gian để hoàn tất việc đăng ký thành lập doanh nghiệp là 05 ngày kể từ ngày nộp đủ hồ sơ lên cơ quan có thẩm quyền. (Quy định tại Luật Doanh nghiệp 2014 và Nghị định 96/2015/NĐ-CP)

Bước 4: Thực hiện xin giấy phép xây dựng và tiến hành xây dựng nhà máy.

Căn cứ vào từng trường hợp cụ thể để xem xét nhà máy của Nhà đầu tư có cần phải xin giấy phép xây dựng hay không. Sau khi đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định của pháp thì sẽ tiến hành xây dựng nhà máy. (Quy định tại Luật Xây dựng 2018 và Thông tư 15/2016/TT-BXD)

+ Ngoài ra, trước khi đưa nhà máy vào hoạt động chính thức, doanh nghiệp sẽ phải hoàn tất việc xin các giấy phép khác nếu như lĩnh vực, sản xuất của nhà đầu tư phải đáp ứng theo quy định của pháp luật.

Ví dụ:

Xác nhận đáp ứng đủ các điều kiện về phòng cháy, chữa cháy;

Phê duyệt đề án bảo vệ môi trường.

Xem thêm.  Quy trình thuê đất đầu tư tại các khu công nghiệp Việt Nam

quy trinh dau tu 1 rongdat.net

Liên hệ với chúng tôi hôm nay để mở rộng sản xuất kinh doanh của bạn: Download mẫu đăng ký thuê đất trong khu công nghiêp.
Đơn vị phân phối bất động sản công nghiệp Việt Nam
Công ty cổ phần Thuỷ Hưng Phát.
Email: rongdat0102@gmail.com
Website: rongdat.net
Phone/Zalo/ : + 0949319769
0986 01 11 01  Hotline  0985 202 302

Bài viết không được phép copy.