Khu cảng Đồng Nai tại phường Long Bình Tân, thành phố Biên Hòa tỉnh Đồng Nai

Mô tả quy hoạch

Phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu cảng Đồng Nai tại phường Long Bình Tân, thành phố Biên Hòa với các nội dung như sau:

1. Vị trí phạm vi và quy mô tỷ lệ lập quy hoạch:

a) Vị trí, phạm vị quy hoạch:

Toàn bộ khu vực nghiên cứu thuộc địa bàn phường Long Bình tân, thành phố Biên Hòa có phạm vi ranh giới xác định như sau;

  •  Phía Đông; Giáp đường giao thông và khu ở đô thị theo quy hoạch;
  •  Phía Tây: Giáp sông đồng Nai;
  •  Phía Nam: Giáp đường giao thông và khu ở đô thị theo quy hoạch;
  •  Phía Bắc: Giáp hệ thống giao thông cầu Đồng Nai.

b) Quy mô diện tích: Khoảng 25,33 ha trong đó gồm:

  • – Khoảng 0,5568 ha: Đất giaoo thông đô thị ở phía Bắc (tuyến đường sắt Bắc Nam, hành lang cây xanh an toàn đường sắt, giao thông kết nối vào cảng).
  •  Khoảng 0,8561 ha: Đất giao thông khu vực (đường đối ngoại phía Đông và đường vào chùa Long Phú).
  •  Khoảng 0,5148 ha: Đất chùa Long Phú.
  •  Khoảng 0,7508 ha: Đất mặt nước rạch Tham Mạng.
  •  Khoảng 22,655 ha: Đất khu cảng Đồng Nai.

c) Tỷ lệ quy hoạch : 1/500

Thông tin quy hoạch

hien trang

Bản vẽ Quy hoạch giao thông

giao thongBản vẽ định hướng phát triển không gian

khong gian

Bản vẽ Quy hoạch sử dụng đất

l ea co cau sdd

Bản vẽ Tổng hợp đường dây, đường ống

duong ong

Thuyết minh quy hoạch

THUYẾT MINH TỔNG HỢP

QUY HOẠCH CHI TIẾT XÂY DỰNG TỶ LỆ 1/500 CẢNG ĐỒNG NAI

PHƯỜNG LONG BÌNH TÂN – TP. BIÊN HÒA – T. ĐỒNG NAI

CHỦ ĐẦU TƯ: CÔNG TY CỔ PHẦN CẢNG ĐỒNG NAI

PHẦN MỞ ĐẦU

I. Lý do và sự cần thiết lập quy hoạch:

– Đồng Nai là tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ, giáp ranh với thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Thuận, Bà Rịa Vũng Tàu, nơi được mệnh danh là khu trọng điểm phát triển kinh tế lớn của cả nước và được biết đến là địa phương có tốc độ phát triển các KCN rất cao. Do đó, nhu cầu hàng hóa, đặc biệt là hàng hóa xuất nhập khẩu bằng container, loại hàng hóa của các KCN mà Tỉnh Đồng Nai là thế mạnh và tiềm năng đang gia tăng nhanh trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 và tiếp tục tăng trong thời gian tiếp theo.

– Tuyến sông Đồng Nai nối liền sông Nhà Bè, sông Thị Vải đổ ra biển Đông thuộc tuyến vận tải Quốc gia và Quốc tế quan trọng, vì vậy khả năng khai thác sông Đồng Nai là phục vụ tuyến vận tải đường sông và đường biển để vận chuyển hàng hóa trong tỉnh, khu vực cũng như Quốc tế đáp ứng nhu cầu sản xuất cũng như tiêu dung. Với sự phát triển của kinh tế xã hội, cơ sở hạ tầng kỹ thuật và các khu công nghiệp trong vùng Đông Nam Bộ, hệ thống cảng trên địa bàn tỉnh Đồng Nai nói riêng và hệ thống cảng nhóm 5 nói chung dự báo sẽ có sự phát triển đột phá trong vòng 5 năm tới. Hiện nay, ngành kinh tế của tỉnh Đồng Nai đang phát triển mạnh mẽ trước yêu cầu hội nhập và phát triển. Vì vậy việc đầu tư xây dựng Cảng Đồng Nai tại phường Long Bình Tân để phục vụ cho việc cung cấp, bốc xếp hàng hóa là điều vô cùng cần thiết.

– Theo Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020 định hướng đến năm 2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2190/QĐ-TTg ngày 24/12/2009, nhu cầu hàng hóa qua cụm cảng Đồng Nai giai đoạn đến năm 2015 được dự báo từ 11,7-15,5 triệu tấn/năm; Giai đoạn đến năm 2020 nhu cầu hàng hóa qua cụm cảng Đồng Nai từ 27,0- 32,5 triệu tấn/năm.

– Xuất phát từ nhu cầu xuất nhập hàng hóa bằng đường thủy phục vụ cho quá trình đầu tư xây dựng và hoạt động của các KCN trên địa bàn thành phố Biên Hòa  nói riêng, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh Đồng Nai, các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói chung. Đồng thời căn cứ vào các lợi thế điều kiện địa lý tự nhiên, khu nước, tuyến luồng tàu biển cùng hệ thống giao thông đường thủy, đường bộ của khu vực cho thấy việc nghiên cứu đầu tư xây dựng Cảng Đồng Nai tại phường Long Bình Tân là rất hợp lý và cần thiết, nhằm khai thác tốt nhất tiềm năng của tỉnh Đồng Nai, kịp thời đáp ứng nhu cầu cung cấp hàng hóa thúc đẩy nhanh quá trình phát triển kinh tế – xã hội tỉnh Đồng Nai, góp phần làm tăng khả năng lưu thông hàng hóa phát triển các cảng biển cho khu vực.

II. Tính chất, chức năng – Mục tiêu:

1. Tính chất, chức năng:

Theo Quyết định 3327/QĐ-BGTVT Cảng biển Đồng Nai là cảng Quốc gia, thuộc Nhóm cảng biển Đông Nam Bộ (Nhóm 5), gồm các khu bến cảng chức năng: khu bến cảng Long Bình Tân (sông Đồng Nai); khu bến cảng Phú Hữu (đoạn sông Đồng Nai và đoạn sông Lòng Tàu – Nhà Bè); khu bến cảng Ông Kèo(sông Long Tàu và sông Đồng Tranh); khu bến cảng Gò Dầu, khu bến cảng Phước An (sông Thị Vải).

– Khu bến cảng Long Bình Tân của hệ thống Cảng Đồng Nai thuộc mạng lưới hệ thống kho cảng ICD trên địa bàn tỉnh Đồng Nai phục vụ các hoạt động giao nhận và vận tải hàng tổng hợp trong khu vực với hàng hóa trong kho là hàng khô, không chứa mùi, không có tính độc hại, không gây ô nhiễm môi trường.

– Tùy theo các giai đoạn phát triển, trong khu được đầu tư cải tạo, nâng cấp và đầu tư xây dựng mới các bến cảng cho tàu tổng hợp, container, hàng rời tải trọng đến 5.000DWT và các bến cảng chuyên dùng cho tàu 1.000DWT cùng hệ thống kho bãi, công trình dịch vụ và hạ tầng kỹ thuật phục vụ đồng bộ đi kèm.

– Khu cảng được đầu tư xây dựng với hệ thống hạ tầng hoàn chỉnh đảm bảo các yêu cầu về gắn kết hạ tầng chung, xử lý nước thải, các dịch vụ tiện ích cho người lao động. Đảm bảo tính cách ly vệ sinh môi trường, các điều kiện an toàn giao thông đường bộ và đường thủy, các yêu cầu cách ly với khu vực dân cư lân cận.

2. Mục tiêu:

Cụ thể hóa quy hoạch chung thành phố Biên Hòa và quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 phường Long Bình Tân; Xác định vai trò, tính chất, quy mô, cơ cấu phân khu chức năng sử dụng đất; Tạo mối liên kết, sự thống nhất trong quản lý cũng như tổ chức quy hoạch không gian kiến trúc cảnh quan; Tạo cơ sở pháp lý cho việc tiến hành triển khai đầu tư và quản lý xây dựng theo quy hoạch. Định hướng phát triển không gian và hạ tầng kỹ thuật nhằm khai thác tối đa các lợi thế của Cảng; Tạo hạ tầng cơ sở thực hiện các chức năng của Cảng đồng thời phát triển dịch vụ hàng hóa hài hòa với cảnh quan, môi trường, văn hóa bản địa nhằm hình thành một cụm dịch vụ hàng hóa hoàn chỉnh và hiện đại.

CHƯƠNG I: CÁC CĂN CỨ LẬP QUY HOẠCH

I. Các cơ sở pháp lý:

– Căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014;

– Căn cứ Nghị định số 44/2015/NĐ-CP ngày 06/5/2015 của Chính phủ về Quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng;

– Căn cứ Quyết định số 2190/QĐ-TTg ngày 24/12/2009 của Thủ tướng Chính phủ Về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

– Căn cứ Quyết định số 3327/QĐ-BGTVT ngày 29/8/2014 của Bộ Giao thông Vận tải Về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển Đông Nam Bộ (Nhóm 5) giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030;

– Căn cứ Quy chuẩn xây dựng Việt Nam QCXDVN 01:2008/BXD do Bộ Xây dựng ban hành theo Quyết định số 04/2008/QĐ-BXD ngày 03/04/2008;

– Căn cứ Thông tư số 12/2016/TT-BXD ngày 29/6/2016 của Bộ Xây dựng quy định về hồ sơ của nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng vùng, quy hoạch đô thị và quy hoạch xây dựng khu chức năng đặc thù;

– Căn cứ Quyết định số 1327/QĐ-TTg ngày 24/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030;

– Căn cứ Quyết định số 1436/QĐ-TTg ngày 10/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển ngành giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

– Căn cứ Quyết định 2747/QĐ-UBND ngày 23/9/2009 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 phường Long Bình Tân, thành phố Biên Hòa;

– Căn cứ quyết định số 560/QĐ-UBND ngày 19/02/2013 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc phê duyệt hồ sơ cập nhật, chồng ghép quy hoạch xây dựng lên bản đồ địa chính tỷ lệ 1/2000 phường Long Bình Tân, thành phố Biên Hòa.

– Căn cứ Quyết định số 2302/QĐ-UBND ngày 25/7/2014 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc phê duyệt điều chỉnh tổng thể quy hoạch chung tỷ lệ 1/10.000 thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050.

– Căn cứ Quyết định số 2209/QĐ-BGTVT ngày 29/7/2013 của Bộ Giao thông Vận tải về việc phê duyệt điều chỉnh Dự án đầu tư xây dựng cầu Đồng Nai mới và tuyến hai đầu cầu từ ngã ba Tân Vạn đến điểm cuối tuyến tránh thành Phố Biên Hòa theo hình thức hợp đồng BOT.

– Căn cứ Văn bản số 9353/UBND ngày 28/12/2011 và văn bản số 1112/UBND-ĐT ngày 13/02/2014 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc giới thiệu địa điểm lập dự án đầu tư mở rộng Cảng Đồng Nai tại phường Long Bình Tân, thành phố Biên Hòa.

– Căn cứ Biên bản họp ngày 19/11/2014 của Công ty Cổ phần Cảng Đồng Nai về việc lấy ý kiến cộng đồng dân cư hồ sơ quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Cảng Đồng Nai tại phường Long Bình Tân, thành phố Biên Hòa.

– Căn cứ Quyết định số 230/2015/QĐ-C.TY ngày 13/4/2015 của Công ty Cổ phần Cảng Đòng Nai về việc phê duyệt Nhiệm vụ quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Cảng Đồng Nai tại phường Long Bình Tân, thành phố Biên Hòa.

– Căn cứ Biên bản số 01/BB-SDD ngày 12/12/2014 của Sở Xây dựng Đồng Nai về việc góp ý thẩm định đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Cảng Đồng Nai tại phường Long Bình Tân, thành phố Biên Hòa.

– Căn cứ Thông báo số 64/TB-UBND ngày 7/01/2015 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc Kết luận của Đồng chí Trần Văn Vĩnh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh tại buổi làm việc nghe báo cáo khó khăn vướng mắc trong công tác thực hiện Dự án Cảng Đồng Nai và công tác thực hiện Dự án đường BOT 319 trên địa bàn huyện Nhơn Trạch.

– Căn cứ Báo cáo số 22/BC-SXD ngày 30/01/2015 của Sở Xây dựng Đồng Nai về việc điều chỉnh quy hoạch hướng tuyến trục sinh thái đô thị Biên Hòa và các vấn đề liên quan tại phạm vi Cảng Đồng Nai, phường Long Bình Tân và xã An Hòa, thành phố Biên Hòa.

– Căn cứ Văn bản số 1705/UBND-CNN của UBND tỉnh Đồng Nai về việc điều chỉnh hướng tuyến Trục sinh thái của thành phố Biên Hòa.

Căn cứ thông báo số 5683/TB-UBND ngày 22/7/2015 của Đồng chí Trần Văn Vĩnh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh tại buổi làm việc về quy hoạch xây dựng tại khu vực dự án mở rộng Cảng Đồng Nai, phường Long Bình Tân, thành phố Biên Hòa.

– Căn cứ giấy phép quy hoạch số 17/GPQH ngày 15/8/2016 của UBND tỉnh Đồng Nai cấp cho công ty Cổ phần Cảng Đồng Nai.

II. Các nguồn tài liệu, số liệu:

– Các số liệu dân số, địa chất thủy văn, các thông số tiềm năng phát triển tự nhiên, tiềm lực xã hội khu vực dự án trong tổng thể quy hoạch chung thành phố Biên Hòa, khu vực phường Long Bình Tân và các dự án khu vực lân cận.

– Căn cứ vào Quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 phường Long Bình Tân, thành phố Biên Hòa.

– Căn cứ vào công tác khảo sát thực tế về hiện trạng khu đất.

– Các tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết kế xây dựng Việt Nam hiện hành.

III. Các cơ sở bản đồ:

– Căn cứ bản đồ quy hoạch giao thông tỉnh Đồng Nai đến năm 2020.

– Căn cứ bản đồ định hướng phát triển không gian Tp. Biên Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến 2050.

– Bản đồ Điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 phường Long Bình Tân, thành phố Biên Hòa.

– Sơ đồ giới thiệu địa điểm số 578/SĐGT do Trung tâm kỹ thuật địa chính – Nhà đất Đồng Nai lập và được UBND Tỉnh ký ngày 21/10/2011.

– Bản đồ cập nhật, chồng ghép quy hoạch xây dựng lên bản đồ địa chính tỷ lệ 1/2000 phường Long Bình Tân, thành phố Biên Hòa.

– Sơ đồ vị trí mối liên hệ vùng.

– Số liệu đo đạc địa hình hiện trạng (do Trung tâm Quy hoạch Xây dựng Đồng Nai-sở Xây dựng Đồng Nai thực hiện).

CHƯƠNG III: ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG TỔNG HỢP

I. Liên hệ vùng, ranh giới, phạm vi lập quy hoạch:

1. Liên hệ vùng – vùng hấp dẫn của cảng:

Quy hoạch chi tiết Nhóm cảng biển Đông Nam Bộ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 đã được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt tại Quyết định số 3327/QĐ-BGTVT ngày 29/8/2014; Phạm vi phục vụ trực tiếp của cảng biển nhóm 5 bao gồm Tp. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An và Tiền Giang. Phạm vi phục vụ gián tiếp của nhóm cảng bao gồm: vùng Đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh Nam duyên hải miền Trung và Nam Tây Nguyên.

Về tổng thể, do nằm trong Nhóm cảng biển Đông Nam Bộ nên vùng hấp dẫn ảnh hưởng trực tiếp và tác động nhiều nhất đến nguồn hàng của cụm cảng Đồng Nai là Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam (KTTĐPN) và gián tiếp là vùng Nam Tây Nguyên, Nam duyên hải Miền Trung, Đồng bằng sông Cửu Long.

Đối với bến Cảng Đồng Nai tại Long Bình Tân nằm trên bờ trái sông Đồng Nai thuộc Công ty cổ phần cảng Đồng Nai, tọa lạc tại khu vực tứ giác kinh tế (Đồng Nai – Bình Dương – Vũng Tàu – Tp. Hồ Chí Minh) được xem là khu vực kinh tế năng động nhất nước, có vị trí chiến lược quan trọng với vị trí nằm phía Đông Bắc Sài Gòn, gần các cảng biển lớn ở Tp. Hồ Chí Minh như Cảng Cát Lái; Cảng VICT; Cảng SPCT; các cảng biển nước sâu ở khu vực Bà Rịa – Vũng Tàu trên sông Thị Vải – Cái Mép, với hệ thống tuyến đường bộ, đường sông thuận lợi. Cảng được xác định là các bến vệ tinh cho các cảng biển chính trong khu vực, chỉ có thể tiếp nhận cỡ tàu tối đa là 5,000DWT; Do vậy vùng hấp dẫn trực tiếp chính là tỉnh Đồng Nai và các khu công nghiệp lân cận. Các tuyến vận tải đến cảng sẽ là tuyến ven biển từ phía Bắc, các tuyến đường sông nội địa từ Đồng bằng sông Cửu Long và chuyển tải sang mạn từ các tàu biển neo đậu tại phao trên sông Đồng Nai, Sài Gòn, Nhà Bè, Soài Rạp, Thiềng Liềng, Cái Mép.

2. Ranh giới và phạm vi lập quy hoạch:

Vị trí Cảng Đồng Nai tại phường Long Bình Tân, thành phố Biên Hòa có ranh giới được xác định như sau:

– Phía Đông   : Giáp đường giao thông và khu ở đô thị theo quy hoạch.

– Phía Tây     : Giáp sông Đồng Nai.

– Phía Nam    : Giáp đường giao thông và khu ở đô thị theo quy hoạch.

– Phía Bắc     : Giáp hệ thống giao thông cầu Đồng Nai.

3. Quy mô, tỷ lệ lập quy hoạch:

– Quy mô diện tích: 253.341m² (khoảng 25,33ha).

– Tỉ lệ lập quy hoạch: 1/500.

4. Cập nhật quy hoạch cấp trên:

4.1. Cập nhật theo quy hoạch chung thành phố Biên Hòa – Trục sinh thái đô thị Biên Hòa:

Tuyến đường Trục sinh thái đi giáp ranh khu Cảng Đồng Nai, và qua khu vực Cảng Đồng Nai mở rộng (giai đoạn 3 tại vị trí quy hoạch Kho xăng dầu). Căn cứ Thông báo số 64/TB-UBND ngày 7/01/2015 của UBND tỉnh Đồng Nai về Kết luận của Đồng chí Trần Văn Vĩnh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh tại buổi làm việc nghe báo cáo khó khăn vướng mắc trong công tác thực hiện Dự án Cảng Đồng Nai thì Trục đường sinh thái được chấp thuận điều chỉnh ra ngoài ranh Cảng Đồng Nai mở rộng (giai đoạn 3). Sở Xây dựng Đồng Nai cũng đã có Báo cáo số 22/BC-SXD ngày 30/01/2015 về việc điều chỉnh quy hoạch hướng tuyến trục sinh thái đô thị Biên Hòa và các vấn đề liên quan tại phạm vi Cảng Đồng Nai, phường Long Bình Tân và xã An Hòa, thành phố Biên Hòa và được UBND tỉnh chấp thuận đề xuất Báo cáo số 22/BC-SXD của Sở Xây dựng nêu trên bằng văn bản số 1705/UBND-CNN về việc điều chỉnh hướng tuyến Trục sinh thái tại phạm vi qua Cảng Đồng Nai thành 2 đoạn.

– Đoạn 1 khoảng 1,48km: Toàn tuyến Hương lộ 2 có điểm đầu kết nối với trục sinh thái (tại khu vực ranh giới giữa xã Long Hưng và xã An Hòa), điểm cuối nối vào Quốc lộ 51 (tại khu vực giáp ranh giữa xã An Hòa và phường Long Bình Tân).

–  Đoạn 2 khoảng 2 km: Sử dụng Quốc lộ 51 từ điểm giao với Hương lộ 2 nối dài nêu trên đến nút giao ngã tư Vũng Tàu kết nối vào trục sinh thái đoạn từ phường An Bình đi trung tâm thành phố Biên Hòa.

4.2. Cập nhật theo quy hoạch phân khu phường Long Bình Tân:

– Theo bản đồ quy hoạch phân khu phường Long Bình Tân thành phố Biên Hòa đã được UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt tại Quyết định số 2747/QĐ-UBND ngày 23/9/2009 và bản đồ cập nhật, chồng ghép quy hoạch xây dựng lên bản đồ địa chính tỷ lệ 1/2000 phường Long Bình Tân được UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt tại Quyết định số 560/QĐ-UBND ngày 19/2/2013 thì phía Đông dự án cảng Đồng Nai mở rộng giai đoạn 2 có quy hoạch tuyến đường N3 dài khoảng 947m với lộ giới 16m (gồm lòng đường rộng 8m, vỉa hè mỗi bên rộng 4m), kéo dài bắt đầu từ khu vực chân cầu Đồng Nai (đường N5) đến đường Châu Văn Lồng (đường D1). Căn cứ thông báo số 5683/TB-UBND ngày 22/7/2015 của Đồng chí Trần Văn Vĩnh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh có nêu nội dung về việc hủy bỏ tuyến đường cắt qua phần mở rộng giai đoạn 2 và giai đoạn 3 của dự án Cảng Đồng Nai, đề xuất điều chỉnh lộ giới tuyến đường phân cách dự án Cảng Đồng nai và dự án khu dân cư kế cận cho phù hợp và ý kiến của Sở xây dựng tỉnh Đồng Nai tại Văn bản số 1857/SXD-QLQH ngày 4/8/2015. UBND thành phố Biên Hòa giải quyết việc điều chỉnh cục bộ quy hoạch theo tờ trình số 993/TTr-UBND ngày 02 /02/2016 của UBND thành phố Biên Hòa về việc phê duyệt quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 phường Long Bình Tân, Thành phố Biên Hòa với nội dung như sau:

– Đoạn 1 của tuyến đường N3: Giữ nguyên đoạn đường nằm giữa dự án mở rộng Cảng Đồng Nai giai đoạn 2 với dự án các Khu dân theo quy hoạch của Công ty TNHH Hữu Trọng làm chủ đầu tư và khu dân cư tự cải tạo, có chiều dài khoảng 486m, lộ giới được giữ nguyên là 16m. Việc giữ lại đoạn này nhằm hạn chế tối thiểu việc ảnh hưởng đến quy hoạch hệ thống giao thông và diện tích đất của các chức năng quy hoạch khác trong khu vực.

– Đoạn 2 của tuyến đường N3: Hủy bỏ đoạn đường nằm giữa dự án mở rộng Cảng Đồng Nai giai đoạn 2 với khu đất mở rộng Cảng Đồng Nai dự kiến là giai đoạn 3 có chiều dài 461m, đồng thời điều chỉnh diện tích đất đoạn đường này khoảng 7.476m² từ chức năng đất giao thông thành đất kho cảng thuộc dự án mở rộng Cảng Đồng Nai giai đoạn 2. Việc hủy bỏ đoạn này nhằm tạo thuận lợi cho việc lập dự án đầu tư xây dựng mở rộng Cảng Đồng Nai, gắn kết tạo thành một khối thống nhất của dự án.

II. Các đặc điểm tự nhiên:

1. Địa hình, địa chất:

1.1. Địa hình: Khu đất xây dựng cảng nằm trên bờ trái, hạ lưu sông Đồng Nai, bề rộng sông tại khu vực này khoảng 550 ¸ 620m.

Địa hình khu vực xây dựng có thể được tóm lược như sau:

– Mặt bằng rộng, địa hình khu đất gồm nhiều kênh rạch nhỏ, ao hồ xen lẫn một số công trình hiện hữu, cao độ thay đổi từ -1.7m đến +2.02m (Hệ cao độ Hòn Dấu – viết tắt là NDL).

– Khu nước trước bến có độ sâu tương đối lớn, có nơi cao độ đáy đạt đến -15.70m NDL. Khoảng cách giữa tuyến mép bến và biên tuyến luồng thiết kế đảm bảo bố trí khu nước phục vụ thao tác neo/cập tàu và các tác nghiệp hàng hải.

1.2. Địa chất:

Dựa trên các kết quả khảo sát hiện trường và thí nghiệm, mặt cắt địa chất của khu vực xây dựng, các lớp đất dính và rời được chia từ trên xuống dưới như sau:

– Lớp K: Sét pha màu xám nâu xám vàng, lớp này xuất hiện ở 2 lỗ khoan BH4 và BH5. Bề dày lớp biến đổi từ 1.3m (BH5) đến 1.7m (BH1). Cát san lấp, lớp xuất hiện tại lỗ khoan BH3 từ 1.0 – 1.5m.

– Lớp 1: Bùn sét lẫn hữu cơ, kẹp cát màu xám xanh, xám đen, lớp này xuất hiện ở 4 lỗ khoan BH1, BH3, BH4 và BH5. Bề dày lớp biến đổi từ 3.8m (BH1) đến 10.2m (BH2). Cao độ đáy lớp biến đổi từ  -4.9m (BH3) đến -10.8m (BH4).

– Lớp 2: Cát hạt trung – thô màu xám đen, xám vàng, xám xanh, kết cấu rời rạc đến chặt vừa, xuất hiện ở hai lỗ khoan BH2 và BH3. Riêng tại lỗ khoan BH5 là cát hạt mịn màu xám xanh, xám vàng, kết cấu chặt. Lớp này xuất hiện ở cả 4 lỗ khoan. Bề dày lớp biến đổi từ 1.0m (BH1) đến 6.9 m (BH4). Cao độ đáy lớp biến đổi từ  -11.1m (BH3) đến -16.7m (BH2).

– Lớp 3: Sét cát màu xám xanh, xám nâu, dẻo mềm – dẻo cứng. Lớp này chỉ xuất hiện tại 4 lỗ khoan BH1, BH2, BH3 và BH4. Bề dày lớp biến đổi từ 2.2m (BH4) đến 5.2m (BH1). Cao độ đáy lớp biến đổi từ  -14.0m (BH4) đến -16.8m (BH2).

– Lớp 4: Đá phong hóa màu xám đen. Lớp này được gặp tại tất cả các lỗ khoan. Bề dày đã khoan của lớp biến đổi từ 4.0m (BH1, BH3 và BH5) đến 4.5m (BH4).

2. Khí hậu, thủy văn:

2.1. Nhiệt độ:

– Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 26oC

– Tháng 4 là tháng có nhiệt độ cao nhất từ 33–34oC

– Tháng 12 là tháng có nhiệt độ thấp nhất khoảng trên dưới 21–22oC

– Nhiệt độ cao nhất đạt tới 38oC, thấp nhất khoảng 17oC

– Biên độ nhiệt độ trong mùa mưa đạt 5,5–8oC.Trong mùa khô đạt 5–12oC.

2.2. Ðộ ẩm:

Độ ẩm trung bình năm từ 76 – 86%

– Các tháng mùa mưa có độ ẩm tương đối cao 85 – 93%

– Các tháng mùa khô có độ ẩm tương đối thấp 72 – 82%

– Độ ẩm cao nhất : 95%, độ ẩm thấp nhất 50%

 

– Nhiệt độ cao nhất đạt tới 38oC, thấp nhất khoảng 17oC

– Biên độ nhiệt độ trong mùa mưa đạt 5,5–8oC.Trong mùa khô đạt 5–12oC.

2.2. Ðộ ẩm:

Độ ẩm trung bình năm từ 76 – 86%

– Các tháng mùa mưa có độ ẩm tương đối cao 85 – 93%

– Các tháng mùa khô có độ ẩm tương đối thấp 72 – 82%

– Độ ẩm cao nhất : 95%, độ ẩm thấp nhất 50%

2.3. Nắng:

– Tổng giờ nắng trong năm : 2.600–2.700 giờ, trung bình mỗi tháng có 220 giờ nắng

– Các tháng mùa khô có tổng giờ nắng khá cao: chiếm 60% giờ nắng trong năm

– Tháng 3 có số giờ nắng cao nhất: khoảng 300 giờ

– Tháng 8 có số giờ nắng thấp nhất: khoảng 140 giờ

2.4. Mưa:

– Lượng mưa trung bình khoảng 1.600 – 1.800 mm/ năm.

– Mưa phân bố không đều tạo nên 2 mùa mưa và khô. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm trên 80% lượng mưa hàng năm. Các tháng 9, 10 có lượng mưa cao nhất. Có tháng lượng mưa lên đến 2000mm như tháng 10 năm 1990. Các tháng mùa khô còn lại từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau chiếm 20%. Có một số tháng hầu như không có mưa như tháng 1 và 2. Ngày có lượng mưa cao nhất đo được là 430mm (1952).

2.5. Gió:

– Mỗi năm có 2 mùa gió đi theo mùa mưa và khô. Về mùa mưa, trong tháng tám gió thịnh hành Tây Nam.Về mùa khô, tháng 2 gió thịnh hành Đông Nam. Chuyển tiếp giữa 2 mùa còn có gió Đông và gió Đông-Nam. Đây là loại gió chướng địa phương, gió chướng khi gặp thủy triều sẽ làm nước dâng cao vào đất liền.

– Tốc độ gió trung bình đạt 10 – 15 m/s, lớn nhất 25 – 30 m/s (90 – 100 km/h). Khu vực này ít chịu ảnh hưởng của bão.

2.6. Thủy văn:

Chịu ảnh hưởng trực tiếp thủy triều trên sông Đồng Nai theo chế độ bán nhật triều không đều:

+ Mức cao khi triều lên: 1,6m

+ Mức thấp khi triều lên: 1,22m

+ Mức cao khi triều xuống: -0,95m

+ Mức thấp khi triều xuống: -1,58m

III. Hiện trạng khu vực nghiên cứu lập quy hoạch:

1. Hiện trạng hạ tầng xã hội:

1.1. Khu vực cảng đang hoạt động.

– Khu cầu bến hiện hữu:

+ Cầu bến K2 : dài 120m có thể đáp ứng cho tàu trọng tải đến 5,000DWT. Trên bến bố trí 2 máng làm hàng tổng hợp với công suất khoảng 530 tấn/máng/ca.

+ Cầu bến K1+K3 (được nâng cấp từ bến 2,000DWT lên thành bến 5,000DWT), chiều dài 127m. Trên bến bố trí 2 cẩu Liebherr cố định với sức nâng mỗi cẩu đấn 40 tấn vừa làm hàng container vừa làm hàng tổng hợp.

– Khu dịch vụ điều hành gồm:

+ Khu nhà văn phòng cao 3 tầng nằm trong khu đất với khuôn viên bao quanh riêng gồm cổng ra, có nhà bảo vệ, giao thông nội bộ và khu nhà để xe có mái che.

+ Phòng thương vụ – thủ tục container cao 1 tầng nằm dọc sông Đồng Nai.

– Khu kho bãi trong cảng: gồm khu bãi container, khu nhà kho 3000m² và 5000m². Kết nối các khu kho bãi là cầu nội bộ bắt qua rạch Tham Mạng dài khoảng 38m, rộng 9m.

– Các khu vực còn lại gồm giao thông nội bộ, khu nhà xe, khu bãi giành cho Công ty Gas thuê..

1.2. Khu vực khác trong phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch cảng.

– Chùa Long Phú.

– Phòng cảnh sát đường thủy.

– Trạm kiểm soát đường sông.

– Khu dân cư hiện hữu: chủ yếu tập trung tại khu vực từ chân cầu Đồng Nai đến chùa Long Phú, 2 bên rạch Tham Mạng và số ít tại phía Nam của Cảng. Cho đến nay công ty đang thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng với tổng số là 185 hồ sơ.

– Khu vực còn lại gồm rạch, cây xanh và khu vực đầm lầy.

2. Hiện trạng sử dụng đất:

Hiện trạng tại khu vực có các loại hình sử dụng đất chính như sau:

– Đất cảng đang khai thác hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm: diện tích đất nhà văn phòng điều hành, đất khu bến bãi, diện tích đất cho công ty Gas thuê, phần đất còn lại là giao thông nội bộ trong cảng…

– Đất tôn giáo tín ngưỡng: chùa Long Phú.

– Đất trụ sở cơ quan gồm: đất phòng cảnh sát đường thủy, đất trạm kiểm soát đường sông.

– Đất còn lại gồm đất dân cư, đất cây xanh, kênh rạch, các khu vực trũng thấp và đầm lầy…

3. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật:

3.1. Giao thông:

Hiện trạng hệ thống giao thông kết nối cảng với các địa phương khác bao gồm các hình thức giao thông đường biển, đường bộ và đường thủy nội địa. Cụ thể như sau:

3.1.1. Luồng tàu biển.

Hiện nay có hai tuyến luồng tàu biển đang được sử dụng cho tàu từ biển Đông vào Cảng Đồng Nai là tuyến luồng theo các sông Lòng Tàu – Nhà Bè – Đồng Nai và Soài Rạp – Nhà Bè – Đồng Nai.

3.1.2. Đường bộ.

Cảng Đồng Nai tại phường Long Bình Tân trước đây sử dụng tuyến đường hiện hữu nối Cảng với Quốc lộ 1A, điểm đấu nối có vị trí ngay dưới chân cầu phía Bắc của cầu Đồng Nai. Do tuyến đường có chiều rộng nhỏ, góc tạo với Quốc lộ 1A là góc nhọn nên xe tải cỡ lớn vào cảng rất khó khăn, đặc biệt là các loại xe có chiều dài thân xe lớn như xe container.

Cuối tháng 8/2011, tuyến đường vào cảng thuộc dự án tuyến để đấu nối với dự án “Xây dựng cầu Đồng Nai mới và tuyến hai đầu cầu” đã được chính thức đưa vào sử dụng. Với chiều dài toàn tuyến gần 500m, chiều rộng mặt đường từ 12-16m, tĩnh không cho phép phương tiện chui qua dạ cầu Đồng Nai là 4.5m, kết cấu đường cho phép xe có tải trọng H30 lưu thông, phục vụ cho xe vận chuyển container và các loại hàng khác khác lưu thông qua lại, việc khai thông tuyến đường này mang lại nhiều ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động của Cảng Đồng Nai, giải quyết việc kết nối hạ tầng giao thông (kết nối Cảng Đồng Nai với đường nhánh Biên Hòa 2 thuộc dự án cầu Đồng Nai mới), tạo sự lưu thông thuận lợi từ Cảng Đồng Nai ra hệ thống giao thông quốc gia và ngược lại; Hướng tuyến ra, vào cảng theo tuyến đường này như sau:

Để vào Cảng, theo hướng vòng qua vòng xoay Ngã ba Vũng Tàu, đi theo Quốc lộ 1A, đến chân cầu Đồng Nai, bọc theo tuyến đường mố đầu cầu và vào Cảng Đồng Nai, điểm đấu nối ngay dưới mố cầu Đồng Nai.

Để thoát xe ra khỏi Cảng, từ trong Cảng đi ra trộn làn vào tuyến nhánh Biên Hòa 2 theo quy hoạch tuyến đầu cầu.

3.1.3. Đường thủy nội địa.

Hệ thống sông Đồng Nai bao gồm nhiều nhánh sông, rạch tự nhiên nối trực tiếp đến vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Để kết nối Cảng Đồng Nai tại Long Bình Tân với  ĐBSCL bằng giao thông thủy nội địa, có thể đi theo 03 hướng tuyến:

Tuyến 1: Từ Cảng Đồng Nai theo sông Đồng Nai vào sông Sài Gòn – kênh Tẻ – kênh Đôi – sông Chợ Đệm – kênh Thủ Thừa – kênh Tháp Mười – sông Tiền – sông Hậu – ĐBSCL.

Tuyến 2: Từ Cảng Đồng Nai theo sông Đồng Nai – sông Nhà Bè – sông Soài Rạp – sông Rạch Cát, kênh Nước Mặn, sông Vàm Cỏ, rạch Lá, kênh Chợ Gạo, rạch Kỳ Hôn đến sông Tiền, rạch Sa Đéc, kênh Lấp Vò đến sông Hậu, kênh Rạch Sỏi – Hậu Giang, kênh Tắc Rạch Giá, kênh Rạch Giá – Hà Tiên, Kênh Ba Hòn (Kiên Giang).

Tuyến 3: Từ Cảng Đồng Nai theo sông Đồng Nai tới sông Nhà Bè rồi theo sông Soài Rạp qua sông Rạch Cát đến sông Tiền trùng với tuyến trên, từ sông Tiền qua kênh Chợ Lách, sông Cổ Chiên, kênh Măng Thít, rạch Trà Ôn, rạch Cần Thơ, kênh Xà No, rạch Cái Nhất, rạch Cái Tư, kênh Tắc Cây Trâm, rạch Ngã Ba Đình, kênh Ông Trẹm Cạnh Đền, sông Trẹm, sông Ông Đốc, kênh Lương Thế Trân, sông Gềnh Hào, kênh Bảy Hạp, sông Bảy Hạp, kênh Tắc Năm Căn (Cà Mau, cảng Năm Căn).

Để kết nối Cảng Đồng Nai tới cụm cảng Cái Mép – Thị Vải, có thể đi theo tuyến sau: sông Đồng Nai – sông Nhà Bè – sông Lòng Tàu – sông Đồng Tranh – rạch Tắc Ông Trung – sông Đồng Khô – Tắc Ông Trúc – sông Cái mép – sông Thị Vải.

3.2. Thoát nước mưa:

Nước mưa có thể thoát trực tiếp ra sông Đồng Nai hoặc thoát vào khu vực trũng thấp dẫn vào kênh rạch và ra sông Đồng Nai.

3.3. Cấp nước:

– Hiện nay, Công ty TNHH Một thành viên Cấp nước Đồng Nai đang cung cấp nước cho Cảng Đồng Nai hiện hữu. Đường ống tại điểm cấp trước đồng hồ là ống STK D140, sau đồng hồ dẫn về cảng là ống nhựa PVC D114.

– Hệ thống cấp nước Mở rộng Cảng Đồng Nai sẽ được đấu nối với hiện trạng bến cảng hiện hữu.

3.4. Hiện trạng cấp điện:

Đường dây trung thế cung cấp đến trạm ALB484042 cảng ĐN2 đặt trước cổng Cảng do Điện lực Biên Hòa quản lý. Cảng Đồng Nai hiện hữu và Cảng mở rộng đã và sẽ tiếp tục sử dụng nguồn điện này.

3.5. Rác và vệ sinh môi trường:

– Tại khu vực dự kiến xây dựng dự án mở rộng Cảng Đồng Nai – Giai đoạn 2 có dân cư sinh sống thưa thớt, tầng mặt được phủ bởi hệ thống thực vật và bụi cây ngập nước cộng với môi trường nước mặt từ sông Đồng Nai nên môi trường rất trong lành.

– Rác thải của các hộ dân trong ranh khu vực lập dự án được thu gom về khu vực tập trung xử lý.

– Dựa trên các kết quả khảo sát, khi thiết kế chi tiết các hạng mục của cảng cần hết sức chú ý đến vấn đề thoát và xử lý nước thải công nghiệp và sinh hoạt.

4. Đánh giá chung:

4.1. Thuận lợi:

– Vị trí địa lý thuận lợi.

– Thuận lợi trong kết nối các công trình đầu mối kỹ thuật vùng (nguồn nước, nguồn điện, đường xa lộ Hà Nội, Quốc lộ 51), liên hệ thuận lợi các đô thị trong tỉnh như Nhơn Trạch, Long Thành.

– Quỹ đất thuận lợi phát triển dịch vụ cảng với quy mô lớn và điều kiện xây dựng bến sà lan khai thác giao thông đường thủy.

– Xa khu dân cư tập trung và các trung tâm du lịch (ít ảnh hưởng tới phát triển môi trường và du lịch).

– Thoát nước mưa khá thuận lợi do địa hình tự nhiên có nhiều kênh rạch, ao hồ và nhất là sát sông Đồng Nai.

– Nguồn nước rất thuận lợi cho công tác xây dựng.

4.2. Khó khăn:

– Nền đất thấp, yếu, địa hình bị chia cắt do hệ thống sông ngòi và các rạch nước.

– Nằm ở vị trí có địa hình ít thuận lợi cho xây dựng, san lấp nhiều, kinh phí san nền lớn.

– Luồng lạch tàu ra vào phải nạo vét hàng năm.

– Công tác giải phóng mặt bằng gặp nhiều vướng mắt trở ngại, chi phí đền bù giải tỏa tương đối cao.

© Bản quyền thuộc Bộ Xây dựng

Bài viết không được phép copy.