8 phương pháp làm mát nhà xưởng hiệu quả phổ biến nhất.

8 PHƯƠNG PHÁP LÀM NHÀ XƯỞNG HIỆU QUẢ, PHỔ BIẾN NHẤT

Làm mát nhà xưởng là việc sử dụng các phương pháp làm mát để không khí được lưu thông tốt hơn, làm giảm nhiệt độ bên trong của nhà xưởng. Các hệ thống làm mát nhà xưởng mà doanh nghiệp có thể áp dụng như làm mát bằng quạt, bằng gió tự nhiên, sơn cách nhiệt, lắp đặt điều hòa, hệ thống phun sương,…

Với điều kiện khí hậu khá khắc nghiệt, nắng nóng ở Việt Nam, việc lắp đặt máy làm mát công nghiệp nhà xưởng là điều mà doanh nghiệp bắt buộc phải quan tâm và thực hiện để đảm bảo điều kiện và hiệu quả làm việc cho công nhân, cũng như ngăn ngừa các sự cố hỏa hoạn, hỏng máy móc, thiết bị do nhiệt độ cao. Bên cạnh đó, chọn đúng phương pháp làm mát nhà xưởng còn giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí lắp đặt mà vẫn mang lại hiệu quả cao.

Dưới đây là các cách làm mát nhà xưởng được rất nhiều doanh nghiệp áp dụng.

Làm mát nhà xưởng bằng gió tự nhiên
Có thể nói, làm mát nhà xưởng bằng gió tự nhiên là giải pháp làm mát nhà xưởng tự nhiên đơn giản và tiết kiệm chi phí nhất hiện nay, phù hợp cho các nhà xưởng có quy mô nhỏ, ít máy móc và công nhân, không tỏa ra nhiều nhiệt trong quá trình làm việc.

  • Nguyên lý hoạt động: Nếu nhiệt độ bên trong nhà xưởng cao hơn bên ngoài sẽ gây ra sự chênh lệch nhiệt độ, áp suất. Khi đó, luồng gió nóng bên trong sẽ bị đẩy ra ngoài và luồng gió mát từ bên ngoài sẽ được đưa vào.
  • Ưu điểm: Dễ lắp đặt và bảo dưỡng, chi phí thấp, tiết kiệm điện.
  • Nhược điểm: Bị phụ thuộc vào điều kiện thời tiết, hướng gió, hiệu quả làm mát không cao.
  • Các loại nhà xưởng có thể áp dụng phương pháp này: xưởng dệt may, da giày,… có quy mô nhỏ.

Làm mát nhà xưởng bằng quạt thông gió
Đây là phương pháp sử dụng các quạt thông gió làm mát nhà xưởng.

  • Nguyên lý hoạt động: Quạt thông gió sẽ hút khí mát từ bên ngoài, đưa vào nhà xưởng và đẩy khí nóng qua lam gió ở phía đối diện của quạt ra ngoài.
  • Ưu điểm: Dễ lắp đặt, tiết kiệm chi phí và hiệu quả cao hơn so với cách làm mát bằng gió tự nhiên.
  • Nhược điểm: Chỉ áp dụng với các nhà xưởng có quy mô nhỏ.
  • Các loại nhà xưởng có thể áp dụng phương pháp này: xưởng may, xưởng gỗ, xưởng mộc,… có diện tích nhỏ.

8 phương pháp làm nhà xưởng hiệu quả phổ biến nhất.

Sơn cách nhiệt làm mát nhà xưởng
Sơn cách nhiệt là phương pháp phun sơn lên mái nhà, lợp mái tôn có khả năng cách nhiệt,… để giảm thiểu sự ảnh hưởng của thời tiết nóng bên ngoài.

  • Nguyên lý hoạt động: Lớp cách nhiệt của mái nhà giúp giảm thiểu sự hấp thụ nhiệt nóng từ bên ngoài vào nhà xưởng, giúp không khí bên trong mát mẻ hơn.
  • Ưu điểm: Có thể áp dụng cho nhà xưởng có quy mô lớn hoặc nhỏ, tiết kiệm điện năng.
  • Nhược điểm: Không phù hợp cho các nhà xưởng thải nhiều bụi bẩn vì không có khả năng lọc không khí, hiệu quả thấp vào những ngày thời tiết oi bức.
  • Các loại nhà xưởng có thể áp dụng phương pháp này: xưởng điện tử, xưởng sản xuất, chế biến thực phẩm,…

Sử dụng quạt công nghiệp làm mát nhà xưởng
Một trong số các giải pháp làm mát cho nhà xưởng được nhiều doanh nghiệp lựa chọn để làm mát nhà xưởng chính là sử dụng quạt công nghiệp. Quạt công nghiệp có thể là quạt đứng, quạt treo tường, quạt trần, quạt sàn,…

  • Nguyên lý hoạt động: Khi hoạt động, quạt công nghiệp sẽ đẩy không khí nóng, bụi bẩn ra bên ngoài, giúp không khí của nhà xưởng mát mẻ hơn.
  • Ưu điểm: Lắp đặt dễ dàng, thay đổi vị trí linh động, khả năng vận hành bền bỉ, tuổi thọ cao, sử dụng được trong nhà xưởng có không gian kín và mở, không tiêu tốn quá nhiều điện năng như các hệ thống điều hòa.
  • Nhược điểm: Chỉ tạo ra luồng gió mát chứ không làm thay đổi nhiệt độ môi trường, những loại quạt công suất lớn có chi phí đầu tư, lắp đặt khá cao.
  • Các loại nhà xưởng có thể áp dụng phương pháp này: Các nhà xưởng có hoạt động tỏa ra nhiệt lượng lớn như xưởng luyện kim, nhà máy gạch, lò hơi,…

Lắp đặt hệ thống điều hòa công nghiệp Chiller làm mát nhà xưởng

Hệ thống điều hòa công nghiệp Chiller là hệ thống điều hòa với chất tải trung gian là nước, mang lại không khí mát mẻ cho nhà xưởng. Phương pháp làm mát nhà xưởng này được ứng dụng rất phổ biến trong các nhà xưởng có quy mô lớn, nhiều công nhân và máy móc làm việc.

  • Nguyên lý hoạt động: Nước sẽ được làm lạnh thông qua bình bốc hơi rồi bơm đến các dàn lạnh để làm mát không khí, đồng thời hút các bụi bẩn ra ngoài qua đường ống của hệ thống.
  • Ưu điểm: Hoạt động 24/24, hiệu quả làm mát tốt, tuổi thọ cao, đáp ứng các nhà xưởng có diện tích sàn hơn 20.000m2. Đặc biệt, máy có chế độ làm mát vào mùa hè và sưởi ấm vào mùa đông.
  • Nhược điểm: Cần bỏ ra ngân sách đầu tư lớn để lắp đặt và bảo trì hệ thống, tiêu thụ nhiều điện năng, chỉ phù hợp với nhà xưởng có thiết kế khép kín và quy mô lớn.
  • Các loại nhà xưởng có thể áp dụng phương pháp này: xưởng sản xuất xơ sợi, xưởng in ấn, nhà máy sản xuất dược phẩm,…

Lắp đặt hệ thống làm mát nhà xưởng Cooling Pad

Phương pháp làm mát nhà xưởng cũng đang được nhiều doanh nghiệp quan tâm hiện nay đó là hệ thống làm mát nhà xưởng Cooling Pad. Hệ thống này là sự kết hợp giữa tấm làm mát Cooling Pad có cấu trúc tổ ong và quạt thông gió.

  • Nguyên lý hoạt động: Hệ thống làm mát nhà xưởng Cooling Pad hoạt động dựa trên nguyên lý tạo áp suất bên trong nhà xưởng. Quạt thông gió sẽ hút khí nóng, bụi bẩn bên trong và đưa ra ngoài. Phía đối diện quạt là tấm Cooling Pad được làm ướt bởi nước, có nhiệm vụ hạ nhiệt và lọc sạch bụi của không khí bên ngoài để đưa vào nhà xưởng.
  • Ưu điểm: Làm mát không khí nhanh chóng, có khả năng lọc sạch không khí ở bên ngoài đưa vào, giúp cho không khí của nhà xưởng trong lành, sạch sẽ hơn, chi phí đầu tư vừa phải, không cần bảo hành hệ thống nhiều lần.
  • Nhược điểm: Không làm mát tốt ở các góc tường, làm tăng độ ẩm không khí, gây ẩm mốc nên sẽ không thích hợp cho các nhà xưởng thực phẩm, hóa chất, điện tử,…
  • Các loại nhà xưởng có thể áp dụng phương pháp này: xưởng sản xuất nhựa, trang trại chăn nuôi, nhà kính trồng rau, cây kiểng,…
    8 phương pháp làm nhà xưởng hiệu quả phổ biến nhất.

Sử dụng hệ thống phun sương làm mát nhà xưởng
Hệ thống phun sương cũng là một phương pháp làm mát nhà xưởng bằng hơi nước rất được ưa chuộng. Hệ thống được lắp trên trần cao, sử dụng máy bơm nước với áp lực cao vào ống dẫn có gắn vòi phun có cấu tạo đặc biệt để phá vỡ các giọt nước thành phân tử nước li ti dạng sương mù. Lớp sương này có tác dụng làm mát không khí, tăng độ ẩm mà không làm hư hại máy móc, sản phẩm trong xưởng.

  • Nguyên lý hoạt động: Sương được phun từ trên trần cao xuống, giúp làm mát không gian bên dưới.
  • Ưu điểm: Làm mát không khí trong nhà xưởng tốt, các hạt sương giúp ngăn chặn và dập bụi, đuổi côn trùng bay, không mất quá nhiều chi phí để lắp đặt.
  • Nhược điểm: Nếu hệ thống lắp quá thấp khiến hơi sương không kịp bốc hơi sẽ gây độ ẩm cao, làm ướt sàn nhà, hư hỏng máy móc.
    Các loại nhà xưởng có thể áp dụng phương pháp này: xưởng chế biến, đóng gói thực phẩm, gara ô tô,…

Phun nước mái nhà làm mát nhà xưởng

Tương tự như hệ thống phun sương ở trên, phun nước mái nhà cũng là hệ thống làm mát bằng nước cho nhà xưởng, nhưng máy bơm và ống dẫn sẽ được lắp trên mái nhà.

  • Nguyên lý hoạt động: Nước được phun đều ra toàn bộ mái, giúp làm mát nhà xưởng từ bên ngoài.
  • Ưu điểm: Giảm nhiệt cho nhà xưởng nhanh chóng, chi phí đầu tư và vận hành không quá cao, áp dụng được cho cả nhà xưởng quy mô nhỏ và lớn.
  • Nhược điểm: Không dập được bụi ở trong nhà xưởng, tiêu tốn nhiều nước.
  • Các loại nhà xưởng có thể áp dụng phương pháp này: xưởng hàn, xưởng cơ khí, trang trại chăn nuôi,…

Xem thêm:

Xây nhà theo phong thủy giúp đem lại tài lộc, may mắn

Hệ số sử dụng đất – Cách tính và những điều cần lưu ý

Mật độ xây dựng là gì – Cách tính mật độ xây dựng chính xác

Bài viết không được phép copy.