Mục lục
- I. Một số hình ảnh doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư tại Bình Phước.
- II. Sở Kế hoạch và Đầu tư Bình Phước
- III. CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ở BÌNH PHƯỚC
NỘI DUNG CHÍNH
- 0.1 I. Một số hình ảnh doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư tại Bình Phước.
- 0.2 II. Sở Kế hoạch và Đầu tư Bình Phước
- 0.3 III. CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ở BÌNH PHƯỚC
- 0.4 Giới thiệu thị trường Khu Công Nghiệp Bình Phước
- 0.5 1. Khu công nghiệp MINH HƯNG SIKICO
- 0.6 2. Khu công nghiệp Becamex – Bình Phước
- 0.7 3. Khu công nghiệp Tân Khai I
- 0.8 4. Khu công nghiệp Tân Khai II
- 0.9 5. Khu công nghiệp Minh Hưng – Hàn Quốc
- 0.10 6. Khu công nghiệp Minh Hưng III
- 0.11 7. Khu công nghiệp Bắc Đồng Phú
- 0.12 8. Khu công nghiệp Đồng Xoài I
- 0.13 9. Khu công nghiệp Đồng Xoài II
- 0.14 10. Khu công nghiệp Chơn Thành I
- 0.15 11. Khu công nghiệp Chơn Thành II
- 0.16 12. Khu công nghiệp Việt Kiều
- 0.17 13. Khu công nghiệp Nam Đồng Phú
- 0.18 14. Khu công nghiệp Ledana
- 0.19 15. Khu Công nghiệp Thanh Bình
- 0.20 Khu công nghiệp Sài Gòn Bình Phước
- 1 Tin tức Quy hoạch Khu công nghiệp Bình Phước 2022:
I. Một số hình ảnh doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư tại Bình Phước.
Với phương châm “luôn luôn đồng hành cùng doanh nghiệp”, Lãnh đạo Ban Quản lý Khu kinh tế đã thường xuyên tiếp xúc, làm việc với các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu kinh tế, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh, tạo mọi điều kiện để doanh nghiệp có thể trình bày các vấn đề, khó khăn đang gặp phải trong hoạt động sản xuất, kinh doanh để kịp thời tham mưu UBND tỉnh có những biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của tỉnh.
Ban Quản lý Khu kinh tế làm việc với Công ty Cổ phần Gỗ MDF VRG Guangdong
Ông Nguyễn Minh Chiến – Trưởng ban Ban Quản lý Khu kinh tế, ông Nguyễn Huy Hoàng – Phó Trưởng ban Ban Quản lý Khu kinh tế làm việc với Công ty Cổ phần Gỗ MDF VRG Dongwha.
Đoàn cán bộ tỉnh làm việc với Tập đoàn Aeon, Nhật Bản
Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Cường cùng Đoàn cán bộ tỉnh Bình Phước chụp hình lưu niệm với ông Okazaki, Giám đốc điều hành phụ trách khu vực ASEAN, Tập đoàn Aeon, Nhật Bản
Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Cường cùng Đoàn cán bộ tỉnh Bình Phước chụp hình lưu niệm với cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản
Bình Phước tổ chức thành công 2 hội nghị xúc tiến đầu tư tại Nhật Bản
Trong hai ngày 26 và 27-10, tại Nhật Bản, tỉnh Bình Phước đã phối hợp Công ty Becamex, Phòng Thương mại và Công nghiệp của Tokyo và Osaka tổ chức 2 hội nghị xúc tiến đầu tư tại 2 thành phố này, với sự tham dự của hơn 100 doanh nghiệp và nhà đầu tư Nhật Bản.
Ông Nguyễn Đức Minh, Đại biện lâm thời Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản cùng các đại biểu dự hội nghị
Ông Lê Huy Hoàng, Đại biện Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Osaka cùng các đại biểu dự hội nghị
Về phía doanh nghiệp tỉnh Bình Phước, có sự tham dự của ông Phạm Ngọc Thuận, Tổng Giám đốc Công ty Becamex IDC kiêm Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Becamex Bình Phước.
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm và làm việc tại Nhà máy CPV Food
(Khu công nghiệp Becamex – Bình Phước).
Lãnh đạo tỉnh Bình Phước tiếp Tổng Lãnh sự Singapore
Đoàn các doanh nghiệp Singapore đến thăm và làm việc tại Khu công nghiệp Becamex – Bình Phước
Đoàn các doanh nghiệp Singapore đến thăm và làm việc tại Khu công nghiệp Minh Hưng – Sikico
II. Sở Kế hoạch và Đầu tư Bình Phước
- Địa chỉ: Số 626, Quốc lộ 14, phường Tân Phú, thị xã Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước
- Điện thoại (0651).3879253
- Fax:
- Email:
- Website: skhdtbinhuoc.gov.vn/3cms/
- Các lĩnh vực ưu tiên: Du lịch, Công nghiệp – xây dựng, Dịch vụ, Nông – lâm – thuỷ sản
Vị trí địa lý:: Tỉnh Bình Phước là một tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tỉnh là cửa ngõ, cầu nối của vùng Đông Nam bộ với Tây Nguyên và Campuchia, cụ thể: phía Bắc giáp Vương quốc Campuchia, phía Đông giáp tỉnh Lâm Đồng và Đắk Nông, phía Tây giáp tỉnh Tây Ninh và Vương quốc Campuchia, phía Nam giáp tỉnh Bình Dương và tỉnh Đồng Nai.
Diện tích: 6.871,54
Dân số: 950.880
Địa hình: – Địa hình: Bình Phước là một tỉnh miền núi nhưng có đia hình tương đối bằng so với các tỉnh miền núi khác trong cả nước, rất thuận lợi cho việc bố trí sử dụng đất. Về kiểu địa hình có 3 dạng chính sau đây : – Địa hình núi thấp : Có cao độ tuyệt đối từ 300-600m, tạo thành từ các núi sót rải rác thuộc phần cuối của dãy Trường Sơn từ Tây Nguyên đổ xuống. Tập trung kiểu địa hình này ở phía Đông Bắc tỉnh thuộc các huyện Phước
Đơn vị hành chính: 11 huyện thị xã bao gồm (Thị xã Đồng Xoài, Bình Long, Phước Long; Các huyện Đồng Phú, Chơn Thành, Hớn Quản, Lộc Ninh, Bù Đốp, Bù Gia Mập, Bù Đăng, Phú Riềng)
Giao thông: Mạng lưới giao thông trên địa bàn tỉnh khá hoàn chỉnh nối liền trung tâm tỉnh lỵ đến các huyện, Xã trong tỉnh và nối liền với các tỉnh, vùng lân cận. Trong đó có một số trục giao thông quan trọng như Quốc lộ 14 nối liền với Tây Nguyên , Quốc lộ 13 nối liền với Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương và Biên giới Campuchia.
III. CÁC KHU CÔNG NGHIỆP Ở BÌNH PHƯỚC
Mục lục
1. Khu Công Nghiệp Minh Hưng Sikico
2. Khu Công Nghiệp Becamex Bình Phước
4. Khu Công Nghiệp Tân Khai II
5. Khu Công Nghiệp Minh Hưng – Hàn Quốc
6. Khu Công Nghiệp Minh Hưng III
7. Khu Công Nghiệp Bắc Đồng Phú
8. Khu Công Nghiệp Đồng Xoài I
9. Khu Công Nghiệp Đồng Xoài II
10. Khu Công Nghiệp Chơn Thành I
11. Khu Công Nghiệp Chơn Thành II
13. Khu Công Nghiệp Nam Đồng Phú
14. Khu Công Nghiệp Ledana
15. Khu Công Nghiệp Thanh Bình
Giới thiệu thị trường Khu Công Nghiệp Bình Phước
Bình Phước nằm ở khu vực miền Đông Nam Bộ, là một trong những trung tâm công nghiệp lớn tại miền Nam nói riêng và cả nước Việt Nam nói chung. Tỉnh Bình Phước cũng là một địa phương mới được thành lập từ năm 1997 sau khi tách ra từ tỉnh Sông Bé trước đây. Mặc dù vậy, tỉnh Bình Phước đã sớm xác định hướng phát triển công nghiệp hóa sẽ là nền móng chính trong cán cân kinh tế trong tương lai.
Điều này thể hiện qua công văn 15/CP-KCN ban hành ngày 7/12/1999 của Thủ tướng Chính phủ về việc Quy hoạch xây dựng Khu công nghiệp tại tỉnh Bình Phước. Từ đây một loạt các khu công nghiệp ở Bình Phước lần lượt được phát triển và đi vào hoạt động.
So với các thủ phủ công nghiệp như Tp.Hồ Chí Minh, Bình Dương và Đồng Nai, thị trường Bình Phước là thị trường khu công nghiệp mới nổi. Tính đến năm 2010, Bình Dương và Đồng Nai có số lượng KCN được cấp phép lần lượt là 10 và 7. Trong khi Bình Phước vẫn chỉ có 1 KCN được cấp phép và được chấp thuận mở rộng.
Tuy nhiên ở thời điểm hiện tại, thị trường bất động sản khu công nghiệp tại Bình Phước đang phát triển và tăng trưởng liên tục qua các năm. Theo báo cáo của Ban Quản lý Khu kinh tế Bình Phước, danh sách KCN Bình Phước hiện có 15 khu công nghiệp và 1 khu kinh tế được cấp phép hoạt động.
Trong đó, 15 khu công nghiệp cung cấp tổng diện tích lên đến 4.686 ha và được giao cho 11 nhà đầu tư hạ tầng. Tính đến thời điểm hiện tại, các khu công nghiệp ở Bình Phước cũng thu hút 330 dự án thứ cấp với 228 dự án có vốn đầu tư nước ngoài và 102 dự án có vốn đầu tư ở trong nước.
Tỷ lệ lấp đầy tại các khu công nghiệp Bình Phước cũng ở mức rất cao so với bình quân. Có 2 khu công nghiệp đạt tỷ lệ lấp đầy 100% là Chơn Thành I và Nam Đồng Phú, 4 khu công nghiệp có tỷ lệ lấp đầy trên 90% là Minh Hưng – Hàn Quốc, Đồng Xoài I, Chơn Thành II và Minh Hưng III.
Thị trường KCN tại Bình Phước cũng có các khu công nghiệp mới được hoàn thiện và bắt đầu chào thuê. Thế mạnh của các khu công nghiệp này chính là cơ sở hạ tầng đồng bộ, được đầu tư chỉnh chu ngay từ đầu và ứng dụng công nghệ trong quản lý, đề cao mô hình Khu công nghiệp xanh – Thương mại – Dịch vụ như MINH HƯNG SIKICO.
Trong giai đoạn từ 2020 – 2025, tỉnh Bình Phước sẽ tiếp tục triển khai khoảng 10 dự án nhờ quỹ đất khu công nghiệp Bình Phước còn rất lớn.
Xem thêm: Đầu tư Bình Phước – Lựa chọn hoàn hảo cho nhà đầu tư?
Danh sách 15 Khu Công Nghiệp Bình Phước
Thị trường Khu Công Nghiệp Bình Phước đang phát triển mạnh với rất nhiều lựa chọn tiềm năng. Dưới đây chúng tôi sẽ điểm qua danh sách khu công nghiệp Bình Phước nổi bật với những thế mạnh riêng, sẽ là điểm đến lý tưởng cho Quý Nhà đầu tư ở thời điểm hiện tại
1. Khu công nghiệp MINH HƯNG SIKICO
Giới thiệu về Khu Công Nghiệp
Khu công nghiệp Minh Hưng Sikico tọa lạc tại xã Đồng Nơ, huyện Hớn Quản và là một trong các khu công nghiệp lớn tại Bình Phước. Công ty Cổ phần Công nghiệp Minh Hưng – Sikico được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ kể từ 30/5/2016 đã chính thức triển khai giai đoạn một với quy mô 655 ha, cùng tổng mức đầu tư lên đến 3.400 tỷ đồng.
Đây là một trong những khu công nghiệp mới Bình Phước, được xây dựng trên nền đất sạch được tỉnh quy hoạch phát triển công nghiệp ngay từ ban đầu và sở hữu gần như mọi điều kiện thuận lợi so với tất cả các khu công nghiệp Bình Phước hiện hữu.
Lợi thế KCN
Khu Công Nghiệp MINH HƯNG SIKICO sở hữu những lợi thế riêng biệt thu hút nhà đầu tư:
Mô hình khu công nghiệp phức hợp:
Ngay từ đầu, Khu Công Nghiệp MINH HƯNG SIKICO xác định là một trong những khu công nghiệp tiên phong với mô hình khu công nghiệp phức hợp Công nghiệp xanh – Thương mại – Dịch vụ được phân bổ cho nhiều nhu cầu khác nhau: Khu vực công nghiệp; Thương mại – dịch vụ; Cơ sở hạ tầng; Không gian xanh.
Ngoài ra, với lợi thế là khu công nghiệp mới, quỹ đất khu công nghiệp Bình Phước còn rất lớn, nên các nhà đầu tư dễ dàng lựa chọn những khu đất phù hợp với quy mô sản xuất. Đây cũng là tiềm năng cho những nhà đầu tư đang tìm kiếm diện tích đất khu công nghiệp để mở rộng nhà xưởng, dây chuyền sản xuất. Không những vậy, Khu Công Nghiệp MINH HƯNG SIKICO đang hoàn thiện thủ tục để được cấp phép thuận chủ trương mở rộng thêm 1.000 ha vào giai đoạn 2, hứa hẹn sẽ cung cấp thêm nhiều lựa chọn cho nhà đầu tư trong tương lai.
Vị trí:
Thời gian gần đây, khoảng cách giữa Bình Phước với các địa phương như TP.HCM, Bình Dương và Đồng Nai đã được rút ngắn đáng kể nhờ sự phát triển của hạ tầng giao thông. Có thể kể ra như cao tốc Mỹ Phước – Tân Vạn, giúp kết nối với các cảng biển Thị Vải, Cái Mép, các cảng container cũng như sân bay quốc tế Long Thành trong tương lai.
Ngoài ra, các trục đường hiện hữu như Quốc lộ 13, Quốc lộ 14 đã hoàn thiện sau thời gian nâng cấp và mở rộng. Chưa kể Bình Phước ở vị trí quan trọng với các thị trường Campuchia, cũng như là cửa ngõ kết nối các tỉnh miền Đông Nam Bộ và thị trường các tỉnh Tây Nguyên
Riêng Khu Công Nghiệp MINH HƯNG SIKICO cũng sở hữu địa thế lý tưởng khi cách Quốc lộ 13 chỉ 6,5 km, cách Quốc lộ 14 là 19 km. Trong tương lai, khi các dự án cao tốc Hồ Chí Minh – Thủ Dầu Một – Chơn Thành, Đường sắt Xuyên Á, Đường sắt Đắk Nông – Chơn Thành đi vào hoạt động, nhà đầu tư tại KCN MINH HƯNG SIKICO sẽ được hưởng lợi thế không nhỏ.
Xem thêm: Vị trí KCN Minh Hưng Sikico
Hạ tầng đồng bộ & đối tác uy tín:
Chú trọng xây dựng khu công nghiệp xanh hiện đại, Chủ đầu tư Khu Công Nghiệp MINH HƯNG SIKICO rất chú trọng đầu tư vào hạ tầng đồng bộ ngay từ đầu, nhằm giúp nhà đầu tư khi chọn lựa đặt trụ sở tại đây hoàn toàn yên tâm duy trì hoạt động nhiều chục năm.
Hệ thống viễn thông Khu Công Nghiệp MINH HƯNG SIKICO được kết nối sẵn sàng với hệ thống cáp quang tốc độ cao của tỉnh Bình Phước với khả năng phục vụ trên 5.500 thuê bao.
Đặc biệt, Khu Công Nghiệp MINH HƯNG SIKICO rất chú trọng vấn đề môi trường khi đầu tư nhà máy xử lý nước thải hiện đại, có công suất lên đến 25.000 m3/ngày-đêm. Hệ thống này được phụ trách vận hành bởi Tập đoàn GS Hàn Quốc với hơn 50 năm kinh nghiệm thực hiện các dự án môi trường trên thế giới và tổng thầu EPC với Koastal Singapore. Nhà máy xử lý nước thải sử dụng công nghệ sinh học thân thiện với môi trường.
Tiếp nhận đa dạng ngành nghề công nghiệp
Được sự cho phép của Bộ Tài Nguyên – Môi trường, KCN MINH HƯNG SIKICO chào đón các nhà đầu tư trong các lĩnh vực công nghiệp sạch, công nghiệp phát sinh nhiều nước thải, công nghiệp phát sinh nhiều khí thải & nước thải và công nghiệp phụ trợ.
Trong đó, dựa trên lợi thế của tỉnh các ngành công nghiệp hứa hẹn sẽ là điểm đến lý tưởng tại KCN MINH HƯNG SIKICO như chế biến nông sản, chế biến thực phẩm, sản xuất giấy, trang trí nội thất, giấy, bao bì…
Hệ sinh thái dịch vụ Minh Hưng Sikco
Khu Công Nghiệp MINH HƯNG SIKICO cũng là một trong số ít các khu công nghiệp lớn tại Bình Phước hỗ trợ tích cực nhà đầu tư từ những ngày đầu set-up và xuyên suốt quá trình vận hành thông qua hệ sinh thái dịch vụ hoàn chỉnh, linh hoạt và đa dạng. Nhà đầu tư có thể được hỗ trợ từ thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư, tư vấn & thực hiện thủ tục DTM cho đến các chương trình hỗ trợ tuyển dụng, đào tạo, hải quan…
2. Khu công nghiệp Becamex – Bình Phước
Khu Công Nghiệp Becamex – Bình Phước là một trong các khu công nghiệp ở Bình Phước có tên tuổi lâu năm trong lĩnh vực này. Khu công nghiệp này được đầu tư hạ tầng bởi Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Becamex – Bình Phước. Đây là một trong các công ty thành viên của Tổng công ty Đầu tư và Phát triển công nghiệp – CTCP (Becamex IDC Corp) được thành lập từ năm 1976.
- Vị trí: Xã Thành Tâm – Huyện Chơn Thành – Bình Phước
- Chủ đầu tư hạ tầng: Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Becamex – Bình Phước
- Diện tích: 1.993 ha
Bản đồ quy hoạch khu công nghiệp Becamex Bình Phước
3. Khu công nghiệp Tân Khai I
Khu Công Nghiệp Tân Khai I cũng là một số các khu công nghiệp có diện tích lớn trong danh sách khu công nghiệp Bình Phước. KCN Tân Khai I cũng tọa lạc tại huyện Hớn Quản tương tự KCN Minh Hưng – Sikico. KCN được cấp phép từ năm 2006 và được điều chỉnh bổ sung bởi công văn số 1624/TTg-KTN ngày 11/9/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch các Khu công nghiệp tỉnh Bình Phước.
- Vị trí: Huyện Hớn Quản – Bình Phước
- Chủ đầu tư hạ tầng: Công ty CP Khu công nghiệp & dân cư Tân Khai
- Diện tích: 700 ha
4. Khu công nghiệp Tân Khai II
Khu Công Nghiệp Tân Khai II được cấp phép đầu tư từ năm 2009 và được đầu tư bởi Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển HHP. Hiện tại KCN này có thêm 1 nhà đầu tư hạ tầng là Công ty TNHH khai thác khoa học Nông Súc – Hạnh Phúc. Địa hình của KCN Tân Khai II tương đối bằng phẳng với 3 mặt giáp đất dân và một mặt giáp Quốc lộ 13, thuận lợi để xây dựng các dự án.
- Vị trí: Huyện Hớn Quản – Bình Phước
- Chủ đầu tư hạ tầng: Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển HHP
- Diện tích: 344 ha
5. Khu công nghiệp Minh Hưng – Hàn Quốc
Khu Công Nghiệp Minh Hưng – Hàn Quốc được đầu tư bởi Công ty TNHH C&N Vina và đi vào hoạt động từ 2007. KCN này cũng là một trong số ít các khu công nghiệp tại Bình Phước được chấp thuận chủ trương mở rộng sau giai đoạn 1 có diện tích chỉ 192.28ha.
- Vị trí: Xã Minh Hưng – Huyện Chơn Thành – Bình Phước
- Chủ đầu tư hạ tầng: Công ty C&N Vina
- Diện tích: 392,28 ha
6. Khu công nghiệp Minh Hưng III
Khu Công Nghiệp Minh Hưng III cũng được thành lập khá sớm từ năm 2007, và chính thức nhận được giấy phép từ tháng 7/2008. KCN được đầu tư bởi Công ty Cổ phần Khu Công nghiệp Cao Su Bình Long vốn là một doanh nghiệp tại địa phương. Địa hình của KCN Minh Hưng III có dốc nhẹ, nhưng vẫn đủ bằng phẳng để xây dựng dự án. Ngoài ra, vị trí của KCN Minh Hưng III cũng khá gần các khu dân cư thuộc xã Minh Hưng và trung tâm huyện Chơn Thành.
- Vị trí: Huyện Chơn Thành – Bình Phước
- Chủ đầu tư hạ tầng: Công ty Cổ phần Khu Công nghiệp Cao Su Bình Long
- Diện tích: 291,52 ha
7. Khu công nghiệp Bắc Đồng Phú
Khu Công Nghiệp Bắc Đồng Phú là có quy mô trung bình trong số các khu công nghiệp ở Bình Phước. KCN này được đầu tư hạ tầng bởi Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Bắc Đồng Phú sau khi nhận được Giấy phép đầu tư vào năm 2009. Lợi thế của KCN Bắc Đồng Phú nằm ở vị trí cửa ngõ tỉnh Bình Phước đi các tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, TP.Hồ Chí Minh.
- Vị trí: Xã Thuận Phú – Huyện Đồng Phú – Bình Phước
- Chủ đầu tư hạ tầng: Công ty Cổ phần Khu công nghiệp Bắc Đồng Phú
- Diện tích: 184 ha
8. Khu công nghiệp Đồng Xoài I
Khu Công Nghiệp Đồng Xoài I được phê duyệt quy hoạch bởi UBND tỉnh Bình Phước vào tháng 12/2006. Ba mặt của Khu Công Nghiệp Đồng Xoài I giáp với đất cao su và một mặt giáp với khu dân cư. Địa thế của KCN Đồng Xoài I cũng khá bằng phẳng thuận tiện xây dựng dự án. Tuy nhiên, KCN này là số ít các khu công nghiệp ở Bình Phước chưa có chủ đầu tư cơ sở hạ tầng, chủ yếu được đầu tư bởi ngân sách của tỉnh.
- Vị trí: Xã Tân Thành – TP. Đồng Xoài – Bình Phước
- Chủ đầu tư hạ tầng: Chưa có
- Diện tích: 153,49 ha
9. Khu công nghiệp Đồng Xoài II
Khu Công Nghiệp Đồng Xoài II có quy mô ở mức nhỏ trong danh sách khu công nghiệp Bình Phước. KCN này được đầu tư hạ tầng bởi Công ty Cổ phần Quang Minh Tiến, sau khi được UBND tỉnh Bình Phước phê duyệt quy hoạch vào năm 2009. KCN Đồng Xoài II có ba mặt tiếp giáp đất trồng cao su và một mặt tiếp giáp khu dân cư, cách TP. Đồng Xoài 5 km.
- Vị trí: Xã Tiến Thành – TP. Đồng Xoài – Bình Phước
- Chủ đầu tư hạ tầng: Công ty Cổ phần Quang Minh Tiến
- Diện tích: 84,7 ha
10. Khu công nghiệp Chơn Thành I
Đây là một trong các khu công nghiệp Bình Phước xuất hiện đầu tiên, được đầu tư cơ sở hạ tầng bởi Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Cơ sở Hạ tầng Khu công nghiệp Chơn Thành. Chính vì vậy, tỷ lệ lấp đầy của Khu Công Nghiệp này luôn ở mức rất cao, không còn nhiều lựa chọn cho nhà đầu tư mới.
- Vị trí: Huyện Chơn Thành – Bình Phước
- Chủ đầu tư hạ tầng: Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Cơ sở Hạ tầng Khu công nghiệp Chơn Thành
- Diện tích: 120 ha
11. Khu công nghiệp Chơn Thành II
Khu Công Nghiệp Chơn Thành II nằm trong KCN Chơn Thành, chính vì vậy quy mô của KCN này cũng tương đối nhỏ trong số các khu công nghiệp tại Bình Phước. KCN Chơn Thành II được UBND tỉnh Bình Phước phê duyệt quy hoạch vào năm 1999, là một trong những dự án sớm nhất trong danh sách KCN Bình Phước. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, KCN Chơn Thành II vẫn chưa có nhà đầu tư cơ sở hạ tầng.
- Vị trí: Huyện Chơn Thành – Bình Phước
- Chủ đầu tư hạ tầng: Chưa có
- Diện tích: 76 ha
12. Khu công nghiệp Việt Kiều
Khu Công Nghiệp Việt Kiều là một trong các khu công nghiệp tỉnh Bình Phước có quy mô nhỏ. KCN này nằm trong quy hoạch của KCN Tân Khai I, được UBND tỉnh Bình Phước phê duyệt quy hoạch từ năm 2008 và được đầu tư hạ tầng bởi Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Minh Khang. Tuy nhiên, KCN Việt Kiều vướng mắc một số vấn đề nên mới chỉ triển khai từ năm 2017.
- Vị trí: Huyện Hớn Quản – Bình Phước
- Chủ đầu tư hạ tầng: Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Minh Khang
- Diện tích: 101,82 ha
13. Khu công nghiệp Nam Đồng Phú
KCN Nam Đồng Phú cũng thuộc địa bàn huyện Đồng Phú, Bình Phước. Chính vì vậy KCN này cũng có lợi thế so với các KCN Bình Phước khác về khoảng cách với Bình Dương, Đồng Nai và TPHCM. Diện tích của KCN Nam Đồng Phú cũng tương đối nhỏ.
- Vị trí hạ tầng: Xã Tân Lập – Huyện Đồng Phú – Bình Phước
- Chủ đầu tư: Công ty Cổ phần đầu tư kinh doanh hạ tầng và Bất động sản Đồng Phú
- Diện tích: 72 ha
14. Khu công nghiệp Ledana
Khu Công Nghiệp Ledana tọa lạc tại Xã Lộc Thạnh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước. KCN nằm Nằm trong khu công nghiệp Kinh tế Hoa Lư, gần cửa khẩu Hoa Lư và cách Thành phố Hồ Chí Minh 130 km về hướng Tây Bắc.
- Vị trí hạ tầng: Lộc Thạnh – Lộc Ninh – Bình Phước
- CĐT: Công ty CP Quốc tế Lê Đại Nam (Ledana Corp)
- Diện tích: 424,5 ha
15. Khu Công nghiệp Thanh Bình
- Vị trí hạ tầng: Tân Thành – Đồng Xoài – Bình Phước
- Chủ đầu tư: Công ty TNHH xây dựng thương mại Thuận Việt
- Diện tích: 92,18 ha
Khu công nghiệp Sài Gòn Bình Phước
Khu Công Nghiệp Sài Gòn Bình Phước có địa hình, giao thông thuận lợi nhưng trong 8 năm (2006-2014), Công ty cổ phần khu công nghiệp Sài Gòn Bình Phước không thể hiện được năng lực xây dựng hạ tầng KCN. Vì vậy, UBND tỉnh Bình Phước đã thống nhất thu hồi dự án và giao Sở Tài chính chủ trì sớm thành lập hội đồng xác định chi phí đầu tư để hoàn trả lại cho chủ đầu tư.
- Vị trí hạ tầng: Minh Thành – Chơn Thành – Bình Phước
- Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Khu công nghiệp Sài Gòn Bình Phước
- Diện tích: 521,4 ha
Tin tức Quy hoạch Khu công nghiệp Bình Phước 2022:
Cập nhật ngày 9/4/2021: Quy hoạch 4 khu công nghiệp Bình Phước với quy mô 7000 ha: Theo UBND tỉnh Bình Phước, tỉnh Bình Phước sẽ thành lập 4 khu công nghiệp (KCN) và mở rộng 3 KCN với tổng diện tích đất lên đến 7000 ha trong giai đoạn 2020 đến 2030.
Cụ thể 4 Khu Công Nghiệp Bình Phước được thành lập là:
- Khu công nghiệp Ledana tại Khu kinh tế (KKT) cửa khẩu Hoa Lư (425ha);
- Khu công nghiệp Hoa Lư tại khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư (348ha);
- Khu công nghiệp V.com tại khu kinh tế cửa khẩu Hoa Lư (300ha);
- Khu công nghiệp – Đô thị Đồng Phú (6.317ha) thuộc huyện Đồng Phú.
3 khu công nghiệp Bình Phước được mở rộng là:
- Khu Công Nghiệp Bắc Đồng Phú giai đoạn II với diện tích 317 ha tại xã Tiến Hưng, thành phố Đồng Xoài và thị trấn Tân Phú, Đồng Phú.
- Khu Công Nghiệp Nam Đồng Phú giai đoạn II với diện tích 480 ha tại xã Tân Lập, Đồng Phú.
- Khu Công Nghiệp Minh Hưng III – giai đoạn 2 với quy mô diện tích là 577,53 ha thuộc xã Minh Hưng, Chơn Thành.
Cập nhật ngày 18/11/2021: Đề xuất quy hoạch 61 cụm khu công nghiệp Bình Phước giai đoạn 2021-2030. Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Phước Trần Văn Mi đã chủ trì cuộc họp với các sở, ngành, địa phương để rà soát phương án điều chỉnh quy hoạch khu công nghiệp Bình Phước giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Toàn tỉnh đề xuất quy hoạch 61 cụm công nghiệp với tổng diện tích 3.381 ha, tăng thêm 1.780 ha so với quy hoạch đã phê duyệt. Có 29 cụm công nghiệp được đề xuất bổ sung và 8 cụm công nghiệp được đề xuất điều chỉnh đưa ra khỏi quy hoạch khu công nghiệp Bình Phước.
Thủ tục thuê đất trong khu công nghiệp Bình Phước
1. Nhà đầu tư tìm hiểu về thông tin khu công nghiệp và điều kiện thuê lại đất với khu công nghiệp
2. Thống nhất các điều kiện để ký Ghi nhớ thuê lại đất với khu công nghiệp
- – Ghi nhớ thuê lại đất có hiệu lực trong vòng 03 tháng;
- – Nộp tiền đặt cọc để giữ đất tương đương 5% Phí sử dụng hạ tầng trọn gói. Tiền đặc cọc sẽ được khấu trừ vào các khoản thanh toán theo Hợp đồng thuê lại đất chính thức;
- – Trong thời gian 03 tháng của Ghi nhớ thuê lại đất nhà đầu tư sẽ thực hiện thủ tục để được cấp Giấy chứng nhận đầu tư; Thành lập doanh nghiệp Dự án để có thể ký Hợp đồng với khu công nghiệp
3. Các thủ tục cần thực hiện:
3.1. Thực hiện thủ tục xin chấp thuận chủ trương đầu tư với Cơ quan đăng ký đầu tư (Thời gian 15-30 ngày).
3.2. Sau khi được chấp thuận chủ trương đầu tư, Nhà đầu tư tiếp tục thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (Thời gian khoảng 15 ngày);
3.3. Đồng thời thực hiện thủ tục lập và xin phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường tại Cơ quan thẩm định và phê duyệt ĐTM (Thời gian khoảng 60-90 ngày).
3.4. Sau khi có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Nhà đầu tư thực hiện thủ tục thành lập Doanh nghiệp Dự án (Thời gian trong vòng ~3 ngày)
3.5. Trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đầu tư, Nhà đầu tư ký Hợp đồng thuê lại đất với khu công nghiệp
3.6. Thực hiện thủ tục cấp Giấy phép xây dựng:
- – Sau khi Nhà đầu tư ký Hợp đồng thuê lại đất; Đồng thời, Dự án được phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường; Thiết kế được thẩm duyệt Phòng cháy chữa cháy, Nhà đầu tư thực hiện thủ tục xin cấp Giấy phép xây dựng.
- – Sau khi được cấp Giấy phép xây dựng, Nhà đầu tư tiến hành triển khai xây dựng Dự án.