3 thông tin cần biết về vùng công nghiệp ở Việt Nam (Mới nhất 2024)

Việt Nam được chia thành 6 vùng công nghiệp, mỗi vùng lại có những đặc điểm, tiềm năng phát triển, và các ngành công nghiệp trọng điểm khác nhau. Để bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về sự đa dạng và tiềm năng kinh tế của mỗi vùng công nghiệp Việt Nam, bài viết dưới đây sẽ cung cấp chi tiết các thông tin cơ bản cùng định hướng phát triển của từng vùng.

viet nam duoc chia thanh 6 vung cong nghiep RONGDAT.NET
Việt Nam được chia thành 6 vùng công nghiệp (Nguồn ảnh: Wikipedia)

1. Tổng quan về vùng công nghiệp

Vùng công nghiệp được coi là hình thức lớn nhất của tổ chức lãnh thổ công nghiệp, chia thành hai loại chính là vùng công nghiệp chuyên ngành và vùng công nghiệp tổng hợp. Vùng công nghiệp cũng là nơi tập trung nguồn nhân lực có trình độ chuyên môn hóa cao.

Một số đặc điểm cơ bản của Vùng công nghiệp bao gồm:

  • Là vùng đất rộng lớn, trong đó có nhiều điểm công nghiệp, khu công nghiệp và các trung tâm công nghiệp
  • Các doanh nghiệp trong vùng có mối liên hệ mật thiết với nhau về mặt sản xuất.
  • Vùng công nghiệp tập trung phát triển các ngành nghề chủ đạo, tạo nên chuyên môn hóa của vùng.

2. 6 vùng công nghiệp ở Việt Nam

Dựa vào vị trí địa lý và đặc điểm phát triển riêng của từng ngành công nghiệp, KCN ở Việt Nam được phân chia tập trung thành 6 vùng công nghiệp, bao gồm:

2.1. Vùng 1: Vùng trung du và miền núi phía Bắc

Vùng 1 có 14 tỉnh thành, bao gồm Bắc Giang, Cao Bằng, Điện Biên, Bắc Kạn, Hòa Bình, Hà Giang, Lai Châu, Lạng Sơn, Lào Cai, Phú Thọ, Sơn La, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái. Đây là vùng phát triển bền vững và xanh với nhiều ngành công nghiệp khác nhau như khai thác, chế biến khoáng sản, sản xuất nông nghiệp, hóa chất,…

hinh anh cac kcn tai tinh bac giang
Hình ảnh các KCN tại tỉnh Bắc Giang – một trong số tỉnh có triển vọng phát triển thành tỉnh công nghiệp hiện đại

Vùng 1 có vị trí địa lý với nhiều đồi núi cùng tổng diện tích các KCN lên tới 15,17 nghìn ha bao gồm 58 KCN. Nhờ có ưu thế này, vùng 1 chủ yếu thu hút các dự án đầu tư về chế biến lâm sản, khai thác tài nguyên khoáng sản dồi dào, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đặc sản nông nghiệp, kinh tế cửa khẩu,…

Chính phủ ban hành Nghị quyết số 11-NQ/TW để phát triển kinh tế vùng 1. Ngân sách nhà nước từ Trung ương được giao trực tiếp cho các địa phương. Hơn nữa, Chính phủ đã đưa ra chỉ thị 135 về phân bổ nguồn vốn và đầu tư xây dựng công trình địa phùng.

2.2. Vùng 2: Vùng công nghiệp ở Việt Nam tại đồng bằng sông Hồng

Vùng 2 – vùng đồng bằng sông Hồng trở thành vùng kinh tế trọng điểm với 14 tỉnh thành như Bắc Ninh, Hà Nội, Hà Tĩnh, Hải Dương, Hải Phòng, Hà Nam, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Nghệ An, Quảng Ninh, Thái Bình, Thanh Hóa, Vĩnh Phúc. Vùng 2 có mức tăng trưởng bình quân 7,94%/năm – cao hơn mức bình quân cả nước nhờ sự phát triển của các ngành công nghiệp chế biến, sản xuất vật liệu xây dựng,…

hinh anh thu do ha noi thanh lap 5 khu cong nghiep moi
Hình ảnh thủ đô Hà Nội thành lập 5 khu công nghiệp mới với tổng diện tích lên đến trên 1200 ha đất

Với diện tích của 142 KCN lên tới 52,21 nghìn ha cùng vị trí địa lý bằng phẳng, vùng 2 thuận lợi xây dựng cơ sở hạ tầng cùng hệ thống thủy nông. Nhờ phát huy tối đa tiềm năng của yếu tố địa lý, ngành công nghiệp chế biến thủy sản đã trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của vùng.

Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 30-NQ/TW về nâng cao kinh tế và đời sống nhân dân địa phương. Các tổ chức đảng, hệ thống chính trị được thanh lọc và đảm bảo tính trong sạch, vững mạnh. Các chính sách về đảm bảo an ninh – quốc phòng được ban hành nhằm đảm bảo sự an toàn cho cuộc sống của người dân.

2.3. Vùng 3: Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung

Hiện tại, vùng 3 có tất cả 10 tỉnh thành, bao gồm Bình Định, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế. Vùng 3 có tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân đạt khoảng 7 – 7,5%/năm. Trong đó tỉ trọng ngành công nghiệp – xây dựng chiếm 40,7% –  gấp 4 lần tỷ trọng ngành nông – lâm – thủy sản.

kcn du long tinh ninh thuan nam o vung cong nghiep so 3
KCN Du Long (tỉnh Ninh Thuận) nằm ở vùng công nghiệp số 3, mới đi vào hoạt động đầu năm 2023 nhưng đã có tổng vốn đầu tư thu hút lên đến hơn 1.000 tỷ đồng

Tổng diện tích của 111 KCN là 47,93 nghìn ha, chiếm tới 23,39% diện tích KCN cả nước. Vị trí địa lý ven biển cùng địa hình nhiều đồi núi thích hợp trồng cây công nghiệp đem lại tiềm năng phát triển lớn trong công nghiệp chế biến nông, lâm và hải sản.

Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW về phát triển kinh tế – xã hội và đảm bảo an ninh quốc phòng. Việc củng cố quốc phòng giúp tăng cường an ninh cho người dân, đặt chú trọng vào việc bảo vệ vững chắc biên giới, vùng trời, và vùng biển của Tổ quốc, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế – xã hội.

2.4. Vùng 4:  Vùng công nghiệp Việt Nam tại Tây Nguyên

Vùng 4 bao gồm 4 tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum. Khu vực này có chỉ số tăng trưởng GRDP đạt 7,21%, trong đó vùng chủ yếu tập trung phát triển các ngành thủy điện, công nghiệp chế biến nông, lâm và khai thác. 17 KCN của vùng 4 rộng 3,73 nghìn ha và chiếm 1,81% diện tích đất KCN của cả nước.

Khí hậu đặc trưng ở các cao nguyên của vùng 4 rất thích hợp để trồng các loại cây công nghiệp nhiệt đới và cận nhiệt đới. Chính vì vậy, khu vực này được thúc đẩy phát triển các ngành nghề chính như công nghiệp chế biến nông, lâm.

3 thong tin can biet ve vung cong nghiep o Viet Nam Moi nhat 2024 22Hình ảnh 3D của KCN Sao Mai (tại tỉnh Hòa Bình, Kon Tum) – KCN được chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng, bảo vệ môi trường

Hiện nay, Chính phủ đang áp dụng Nghị quyết 23-NQ/TW chủ đề “Phát triển xanh – Hài hòa – Bền vững” cho khu vực vùng Tây Nguyên. Mục tiêu chính nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, cải thiện hệ thống trường đại học, trường dạy nghề. Ngoài ra, nhà nước đồng thời chú trọng cải thiện chất lượng hạ tầng giao thông kết nối và hạ tầng y tế, giáo dục.

2.5 Vùng 5: Vùng Đông Nam Bộ

Vùng Đông Nam Bộ bao gồm 8 tỉnh thành, đó là Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Đồng Nai, Lâm Đồng, Thành phố Hồ Chí Minh, Tây Ninh. Với GRDP vùng năm 2022 chiếm 31% cả nước, vùng 5 tập trung chủ yếu vào các ngành công nghiệp khai thác, chế biến dầu khí và điện.

Vùng 5 có tất cả 127 KCN được xây dựng trên 59,01 nghìn ha chiếm 28,67% diện tích KCN cả nước. Địa hình có độ cao trung bình khoảng 200 mét là điều kiện thuận lợi giúp vùng phát triển các ngành nông nghiệp, công nghiệp và xây dựng hệ thống giao thông vận tải.

3 thong tin can biet ve vung cong nghiep o Viet Nam Moi nhat 2024 11Bình Dương thu hút được nhiều dự án xây dựng KCN với vốn đầu tư FDI (Hình ảnh: KCN VSIP 2)

Cuối tháng 10 năm 2023, Chính phủ Việt Nam đã triển khai Nghị quyết 24-NQ/TW, xây dựng tầm nhìn cho vùng Đông Nam Bộ tới năm 2045. Chính sách này dành riêng ưu đãi cho các ngành công nghệ và dịch vụ chất lượng cao đồng thời bắt đầu áp dụng rộng rãi mô hình tăng trưởng gắn với cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại hóa.

2.6. Vùng 6: Vùng công nghiệp ở Việt Nam tại đồng bằng sông Cửu Long

Vùng Đồng bằng sông Cửu Long gồm 13 tỉnh thành như An Giang, Bạc Liêu,…có xu hướng tập trung phát triển các ngành công nghiệp sử dụng khí thiên nhiên, cơ khí đóng tàu. Năm 2023, GRDP của vùng 6 đạt 5,47% toàn vùng, trong đó Hậu Giang đạt mức tăng trưởng cao nhất.

Diện tích đất KCN vùng Đồng bằng sông Cửu Long chiếm 27,74 nghìn ha gồm 103 KCN. Vị trí địa lý gồm nhiều bờ biển dài giáp biển Đông thích hợp phát triển các ngành nuôi trồng và đánh bắt thủy sản.

Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW bao gồm 6 giải pháp được kiến nghị để hoàn thiện thể chế liên kết vùng 6. Chính phủ đang hướng dẫn quá trình xây dựng và triển khai các chương trình hành động, cũng như thiết lập cơ chế và chính sách phù hợp với mỗi giai đoạn, nhằm đưa Nghị quyết vào thực tế cuộc sống.

tinh an giang hien dang phat trien kinh te theo huong tap trung vao khu cong nghiep
Tỉnh An Giang hiện đang phát triển kinh tế theo hướng tập trung vào khu công nghiệp (Hình ảnh: Khu công nghiệp Bình Hòa)

3. Định hướng phát triển theo vùng công nghiệp ở Việt Nam

Với mỗi vùng công nghiệp tại Việt Nam, nhà nước đều đề ra nhiều chiến lược khác nhau giúp phát huy tiềm năng của vùng để đạt được các chỉ tiêu đã đề ra. Một số định hướng của nhà nước cho từng vùng như sau:

Vùng 1: Phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hữu cơ, đặc sản; kinh tế cửa khẩu

Vùng 1 được định hướng phát triển liên kết vùng như hỗ trợ nông dân nâng cao giá trị của các giống cây trồng, vật nuôi, liên kết vùng với các trung tâm kinh tế lớn như vùng đồng bằng sông Hồng, đầu tư cho hệ thống giao thông vận tải thông qua xây dựng tuyến đường nối địa phương với cao tốc, phát triển kinh tế ở các khu vực gần cửa khẩu,…

rongdat.net n5

Nhà nước chú trọng phát triển công nghệ trong sản xuất cho vùng công nghiệp số 1

Bên cạnh đó, vùng 1 tiếp tục chú trọng áp dụng công nghệ cao trong nông nghiệp giúp tăng cường năng suất và hiệu quả lao động, giảm mức độ lao động thủ công và tăng cường sức khỏe làm việc. Sự chuyển đổi từ nông nghiệp truyền thống sang mô hình sử dụng công nghệ có thể là thách thức cho những người lao động truyền thống, đặc biệt là những người không có kỹ năng hoặc trình độ cao.

Để đảm bảo phát triển kinh tế vùng bền vững, Chính phủ cũng có những lưu ý về bảo vệ môi trường. Tài nguyên rừng tự nhiên, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và nguồn nước sẽ cần được tập trung bảo vệ. Bên cạnh đó, tài nguyên khoáng sản cần được địa phương khai thác hiệu quả.

Vùng 2: Tập trung phát triển các ngành sản xuất công nghiệp và dịch vụ hiện đại

Vùng công nghiệp ở Việt Nam tại đồng bằng sông Hồng có vai trò đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế, chính trị và văn hóa của đất nước. Chính vì vậy, vùng 2 sẽ tiếp tục tập trung phát triển các ngành sản xuất công nghiệp và dịch vụ hiện đại như: sản xuất phần mềm, sản xuất ô tô, các dịch vụ thương mại.

Bên cạnh đó, nhiều trung tâm đổi mới sáng tạo và trung tâm đào tạo nhân lực chất lượng cao sẽ được xây dựng nhằm đào tạo được nhiều nhân công chất lượng để đáp ứng yêu cầu của ngành. Tính cạnh tranh tăng cao cùng cơ hội việc làm chất lượng sẽ tạo nên động lực phát triển và vươn lên của người dân lao động trên địa bàn.

Song song với phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ, nhà nước vẫn đảm bảo vùng 2 sẽ phát triển theo hướng tăng trưởng xanh, bảo tồn sự đa dạng sinh học và hệ sinh thái biển.

khu vuc dong bang song hong duoc dinh huong phat trien cac du an co ham luong chat xam cao
Khu vực đồng bằng sông Hồng được định hướng phát triển các dự án có hàm lượng chất xám cao

Vùng 3: Phát triển mạnh kinh tế biển kết hợp với bảo đảm quốc phòng – an ninh trên biển

Vùng 3 sẽ có mục tiêu nâng cao hệ thống cảng biển và phát triển kinh tế ở các địa phương ven biển nhờ tập trung vào các ngành công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản. Khu vực ven biển thuộc Thanh HóaNghệ An – Hà Tĩnh được đầu tư xây dựng cảng biển để trở thành trung tâm phát triển vùng.

Mạng lưới hệ thống giao thông sẽ được đồng bộ và hiện đại hoá, xây dựng hành lang kinh tế Bắc – Nam kết nối vùng với các cửa khẩu quốc tế, đô thị và cảng biển lớn. Vùng 3 sẽ có nhiều tuyến đường cao tốc kết nối với vùng Tây Nguyên trong tương lai.

vung 3 se phat trien kinh te bien gan lien voi dam bao quoc phong
Vùng công nghiệp ở Việt Nam số 3 sẽ phát triển kinh tế biển gắn liền với đảm bảo quốc phòng, an ninh biên giới

Ứng dụng công nghệ trong các ngành kinh tế biển có thể tăng cường năng suất và hiệu quả lao động, giảm mức độ lao động thủ công, tạo ra môi trường làm việc hiện đại và an toàn. Tuy nhiên sự phát triển mạnh mẽ này có thể dẫn đến thách thức về di dân lao động từ các vùng lân cận hoặc từ các ngành khác.

Vùng 4: Đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến nông, lâm sản, năng lượng tái tạo

Vùng 4 sẽ đẩy mạnh kinh tế lâm nghiệp để phát triển, nâng cao đời sống người dân thông qua những mục tiêu như: diện tích trồng cao ăn quả, dược liệu sẽ được mở rộng, nguồn nước và các loại rừng được bảo vệ, ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản, năng lượng tái tạo được khuyến khích phát triển.

Sự phát triển trong các ngành công nghiệp này yêu cầu nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật và nghiệp vụ cao, đặc biệt là trong quá trình chế biến và quản lý sản xuất. Đây có thể là cơ hội kinh doanh và khởi nghiệp mới cho người địa phương, đặc biệt là trong lĩnh vực chế biến và phân phối sản phẩm.

Vùng 5: Phát triển năng động, có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, động lực tăng trưởng lớn nhất cả nước

Với định hướng phát triển giai đoạn 2021 – 2023 và tầm nhìn đến năm 2050 của Chính phủ, vùng 5 đặt mục tiêu sẽ có những bước tiến đột phá hơn, phát triển mạnh mẽ hơn trong tương lai. Để đạt được những mục tiêu đó, vùng cần tập trung phát triển các khu công nghiệp – dịch vụ – đô thị và các KCN công nghệ cao.

Ngoài ra, cần có nhiều cơ sở giáo dục bậc đại học nhằm mục đích tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, giúp đáp ứng yêu cầu của ngành nghề. Trong tương lai, vùng 5 và vùng 4 đều có áp lực về nguồn nhân lực tại địa phương nhưng đồng thời sự cạnh tranh này cũng tạo ra động lực, giúp thúc đẩy chất lượng nhân công nội bộ.

vung 5 bao gom nhieu trung tam kinh te quan trong
Vùng 5 bao gồm nhiều trung tâm kinh tế quan trọng như thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng nai

Vùng 6: Trung tâm kinh tế nông nghiệp bền vững, năng động

Vùng đồng bằng sông Cửu Long tập trung phát triển các ngành sản xuất nông nghiệp trong vùng theo hướng hiện đại hóa và quy mô lớn. Ưu tiên chuyển dịch nền cơ cấu kinh tế nội vùng theo hướng giảm lúa gạo, tăng trái cây và thủy sản.

Trong tương lai, trung tâm khởi nghiệp sáng tạo quốc gia về ngành nông nghiệp sẽ được xây dựng tại khu vực này. Để đáp ứng nhu cầu ngành nông nghiệp bền vững, cơ quan địa phương có thể cần tăng cường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng với kiến thức về quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

Ngành du lịch địa phương sẽ có mục tiêu phát triển trở thành vùng du lịch nông nghiệp, nông thôn kết hợp du lịch sinh thái nổi bật trên cả nước. Cơ sở hạ tầng kết nối thành phố Hồ Chí Minh với vùng Đông Nam Bộ cần được phát triển nhằm phục vụ kinh tế liên vùng.

Trên đây chúng tôi đã cung cấp các thông tin mới nhất về các vùng công nghiệp ở Việt Nam. Ngoài ra, bạn đọc có thể tham khảo trên website của chúng tôi  https:// rongdat.net/ để tìm những bài viết liên quan khác.

> Có thể bạn quan tâm.


Bài viết không được phép copy.